Bài 5: Xuân về trên đảo Hòn Chuối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
.

(GLO)- Người dân ở đảo đã chuẩn bị chu đáo các loại hải sản khô tự làm lấy và một ít bánh mứt, nếp mua từ đất liền vào. Tại các chốt điểm không có hoa mai, chỉ có chậu mai giấy và vài nhành hoa rừng tô điểm thêm vài ánh đèn nhấp nháy; trên bàn thờ Bác Hồ cũng được các chiến sĩ chuẩn bị chu đáo bánh chưng thế là… một mùa Xuân đang về.

Tàu HQ 632 trọng tải 450 tấn tiếp tục hải trình từ Hòn Khoai lúc 14 giờ đến 18 giờ mới đến Hòn Chuối. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mọi người và sinh hoạt được tốt, Thuyền trưởng thông báo tàu neo đậu cách bờ đảo Hòn Chuối 1 km. Đúng 7 giờ 30 phút hôm sau, thuyền từ bến đảo đưa chúng tôi vào thăm Trạm 615 Hòn Chuối, Trạm đồn Biên phòng 704 và Trạm Hải đăng (thuộc Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải Tây Nam bộ).

Tiếp cận ghe để vào Hòn Chuối. Ảnh: Lê Văn Nhung
Tiếp cận ghe để vào Hòn Chuối. Ảnh: Lê Văn Nhung

Trung úy Hoàng Huy Hùng- Phó Trạm trưởng Quân sự Trạm Ra đa 615 cho biết: Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) có diện tích khoảng 6.760 m2 và cách cửa sông Ông Đốc của huyện Trần Văn Thời để vào đất liền 17,5 hải lý (1 hải lý khoảng 1,8 km). Cuộc sống ở đây khó khăn nhất vẫn là nước. Nước có lẽ là câu chuyện dài kỳ giống nhau ở các đảo là tích trữ nước mưa để dùng quanh năm.

Theo ông Lê Văn Phương quê ở Châu Thành, tỉnh Hậu Giang nhưng đã đưa gia đình lên đảo này lập nghiệp hơn 10 năm về trước cho biết: “Vì trước đây trên đảo này có rất nhiều chuối rừng mọc tự nhiên nên gọi là Hòn Chuối. Bây giờ người dân đến lập nghiệp nên trồng thêm nhiều loại cây khác như: Nhãn, xoài, mít. Ông Kim Ngọc Trân và ông Nguyễn Văn Mè là những người đến sớm trên đảo này. Cuộc sống người dân ở đây bây giờ tương đối ổn định. Hiện trên đảo có 35 hộ với 160 khẩu đang sinh sống.

Trở về câu chuyện của chuyến thăm Hòn Chuối. Tuy cuộc sống nơi đây còn nhiều vất vả nhưng đã có một số gia đình xác định ổn định lâu dài và không trở về đất liền. Sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ Hải quân và Bộ đội Biên phòng trên đảo đã làm cho tình quân dân thêm gắn bó. Chị Trương Hồng Mơ kể: Lớn lên ở khu vực 1, thị trấn Sông Đốc nhưng lại có duyên nợ nên theo chồng ra Hòn Chuối lập nghiệp. Nghề cá có nhiều rủi ro khi đi biển nhưng vẫn đỡ hơn nhiều nếu sống trên đất liền không có nghề nghiệp. Em có hai cháu, một cháu gửi cho ngoại trên đất liền để học và một cháu hiện đang học lớp 1 tình thương do các anh Bộ đội Biên phòng Đồn 704 dạy. Tết này cá, mực không nhiều như mọi năm do biển động nhưng vẫn đủ cho cái Tết ấm áp và giản dị. Tết nào cũng vậy, các đơn vị Biên phòng và Hải quân đến thăm hỏi và chúc Tết đồng bào trên đảo, tình cảm quân dân gắn bó như một nhà.

Cuối buổi trưa, sau buổi giao lưu chúc Tết của đoàn với các đơn vị, chúng tôi được dùng bữa cơm thân mật tại Trạm 615 với thịt heo, nem, bánh chưng, rượu… Một không khí Tết như đang rất cận kề.

Lê Văn Nhung

Có thể bạn quan tâm

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.