Bài 1: Những kết quả tích cực ban đầu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến nay, Gia Lai đã hoàn tất việc chuẩn bị tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2016 và tổng kết 10 năm chương trình hợp tác Gia Lai-TP. Hồ Chí Minh. Đây được xem là sự kiện lớn cuối cùng của năm với nhiều quyết tâm và hy vọng đối với chính quyền và nhân dân tỉnh miền núi cao nguyên này.

Nỗ lực xúc tiến

Nói về công tác thu hút đầu tư của tỉnh thì đến lần này, Gia Lai đã tổ chức 4 hội nghị: 1 tại Hà Nội, 2 tại TP. Hồ Chí Minh và 1 sắp diễn ra. Đó là chưa kể các hội nghị kêu gọi đầu tư vào khu vực Tây Nguyên do các tỉnh Tây Nguyên phối hợp với các ban, bộ, ngành, doanh nghiệp tổ chức và Gia Lai cũng từng là nơi đăng cai.

 

Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai là kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Đức Thụy
Bệnh viện Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai là kết quả hợp tác giữa Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Đức Thụy

Ngoài ra, Gia Lai còn chủ động tổ chức các hội nghị hợp tác với các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên (như với Phú Yên, Bình Định) và với các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước (Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) và nhất là Chương trình hợp tác toàn diện với TP. Hồ Chí Minh.
 

Trong năm 2016, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành một loạt văn bản quan trọng như: Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 1-7-2016 của Tỉnh ủy về cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch hành động 2744/KH-UBND ngày 15-6-2016 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh; Quyết định 440a/QĐ-UBND ngày 30-6-2016 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Quyết định 26/2016/QĐ-UBND ngày 23-5-2016 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Không dừng lại ở đó, Gia Lai tự hào là nơi diễn ra Hội nghị hợp tác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia, quy tụ thành phần chính là chính quyền và doanh nghiệp 13 tỉnh của 3 nước. Cũng với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội các tỉnh khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia, Gia Lai còn có các hoạt động thể hiện mối quan hệ hữu nghị hợp tác rất tốt với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.

Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐNĐ, UBND tỉnh thể hiện sự đồng thuận và thống nhất cao về nhiệm vụ đẩy mạnh thu hút đầu tư; sự nỗ lực thực thi nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách, pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho công tác thu hút đầu tư; quảng bá giới thiệu tiềm năng kinh tế-xã hội đến các nhà đầu tư, tổ chức hội chợ, triển lãm phục vụ sự kiện; thực hiện quy hoạch và xây dựng đồng bộ hạ tầng các khu-cụm công nghiệp; chăm lo đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu điều tra xây dựng danh mục dự án đầu tư khoa học, bài bản, có tính khả thi cao. Các cơ quan, đơn vị, địa phương, ngành chức năng của tỉnh triển khai thực hiện đầy đủ, công khai các quy định và rà soát hoàn thiện mô hình “một cửa”; “một cửa liên thông”. Định kỳ hàng quý, các sở, ngành của tỉnh tổ chức đối thoại nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đang triển khai các dự án.

Kết quả đầu tư

 

Dây chuyền chế biến hạt điều. Ảnh: K.N.B
Dây chuyền chế biến hạt điều. Ảnh: K.N.B

Thống kê cho thấy, từ năm 2010 đến nay, Gia Lai đã thu hút 66 dự án đầu tư quy mô lớn, vốn đăng ký thực hiện 22.257 tỷ đồng. Hầu hết các dự án đều phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Ngoài thành công của các dự án do các nhà đầu tư lớn trong tỉnh thực hiện thì kết quả của các dự án Vinatex Pleiku, May Nhà Bè, Co.op Mart Pleiku, chế biến hạt điều Long Sơn, hoặc của Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính FBS, VK Highland… là những minh chứng sinh động về sự nỗ lực của tỉnh. Nối tiếp các dự án thành công đi đầu dẫn dắt, nhiều dự án khác cũng đã và đang được triển khai, hứa hẹn tiếp tục tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác xúc tiến đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh nhà nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa. Tất nhiên trong quá trình này, do nhiều lý do, một số dự án chưa phát huy hiệu quả mong muốn, tiến độ chậm.

Chương trình hợp tác phát triển có tính chất kết nối với các tỉnh khu vực miền Trung-Tây Nguyên bước đầu cũng đã tạo dựng niềm tin và hành động thiết thực trong việc phối hợp quản lý địa bàn, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin, xây dựng cơ chế chính sách đầu tư vùng nguyên liệu, thu mua, vận chuyển hàng hóa, liên doanh liên kết, quản lý và kiểm soát giá cả, chống buôn lậu và gian lận thương mại…

 

 

Với các tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, chương trình hợp tác không chỉ dừng lại ở sự thống nhất trong chủ trương. Trước đây, tỉnh rất quan tâm và tha thiết kêu gọi Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đầu tư vào dự án nhà máy chế biến các sản phẩm từ mủ cao su tại tỉnh. Tuy nhiên, dự án này cuối cùng lại không được triển khai. Dù vậy, nếu kiên trì lựa chọn thì chắc chắn nó sẽ được các nhà đầu tư quan tâm.

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm