Bài 1: Đêm giữa trùng khơi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giữa những ngày tháng Tư lịch sử, tôi may mắn có mặt trong đoàn Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai vượt sóng gió biển khơi trở lại thăm Côn Đảo, nơi mà trong suốt 113 năm (1862-1975), thực dân Pháp và chính quyền Mỹ-ngụy đã dựng nên một hệ thống nhà tù được ví như “địa ngục trần gian” để giam cầm, đày đọa hàng trăm ngàn chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước. 
Trước giờ khởi hành từ Pleiku đi Vũng Tàu để từ đó đáp thuyền đi Côn Đảo, nhìn những cựu tù chính trị đa phần đã sáu mươi, bảy mươi tuổi, đồng nghiệp Nhật Thành ở Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh cùng đi với đoàn đã không khỏi ái ngại: “Đường xa thế này chẳng biết các cụ có chịu nổi không nữa?”. Sự lo lắng ấy cuối cùng hóa ra là thừa thãi. Bởi sau hơn nửa ngày đường, khi đặt chân xuống Vũng Tàu, trong lúc sự mỏi mệt đã hiển hiện trên khuôn mặt chúng tôi thì các bác cựu tù vẫn cười tươi như hoa. Dường như ở tuổi họ bây giờ, những chuyến đi xa thế này giống như một liều “đô-ping tinh thần” đủ để xua đi gánh nặng tuổi tác.
Lãnh đạo huyện Côn Đảo tiếp đoàn Cựu tù chính trị yêu nước Gia Lai. Ảnh: Tiến Dũng
Lãnh đạo huyện Côn Đảo tiếp đoàn Cựu tù chính trị yêu nước Gia Lai. Ảnh: Tiến Dũng
Sau bữa cơm trưa hết sức thân mật và cảm động với Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, xe chở đoàn tiếp tục lăn bánh về Cảng cá Cát Lở. Mặc dù 5 giờ chiều tàu Côn Đảo 10 mới chạy, nhưng từ hơn 3 giờ, nào người, nào xe, nào hàng đã ùn ùn đổ về chen kín bến cảng. Trong số những người ra Côn Đảo hôm ấy, ngoài cán bộ, người dân sinh sống và công tác trên đảo còn có khá nhiều khách du lịch. Tranh thủ lúc chờ tàu chạy, tôi hỏi chuyện một anh bộ đội tên Cường, quê Hưng Yên, đã có hơn chục năm công tác ở Côn Đảo. Anh kể: Mấy năm trước, phương tiện ra đảo chỉ có tàu thủy loại nhỏ. Mà loại tàu này thì chỉ đi được lúc biển lặng, sóng êm. Thành thử ra, đến mùa biển động, sóng lớn, có khi đến mấy tháng trời mới có tàu cập đảo. Còn bây giờ, cứ 2 ngày lại có một chuyến tàu lớn vào ra Côn Đảo, mỗi chuyến có thể chở được 300 người. Anh cho biết thêm, tuy đường bay nối đất liền và đảo đã mở nhưng đa số khách du lịch tới Côn Đảo đều chọn đi tàu thủy, phần vì giá rẻ hơn máy bay, phần vì để được trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên sóng gió biển khơi.
5 giờ chiều, tàu rúc lên những hồi còi rồi chầm chậm rẽ sóng ra khơi. Ban đầu, sóng còn nhỏ, tàu chỉ khe khẽ chao. Nhưng càng ra xa, gió thổi càng mạnh, sóng càng lớn, tàu càng rung lắc, đến nỗi nằm trong buồng tàu mà cứ ngỡ như đang đung đưa trên võng. Dù đã được nghe kể nhiều lần về chuyện say sóng nhưng có trực tiếp lênh đênh trên biển mới hiểu được hết nỗi khiếp sợ này. Chỉ chưa đầy một giờ tàu chạy, rất nhiều người đã xây xẩm mặt mày vì sóng biển, gập mình ói ra mật xanh, mật vàng rồi nằm bẹp dí trên giường.
Để không bỏ lỡ những trải nghiệm trong lần đầu đi biển, tôi và Nhật Thành loay hoay vác máy chui từ buồng lên boong tàu. Thật ngạc nhiên là trên này vẫn có khá nhiều người, trong đó có cả những cựu tù Côn Đảo trong đoàn Gia Lai đang trầm lặng ngắm biển. Nhìn những con sóng bạc đầu nối đuôi nhau đùa giỡn bên mạn tàu, ký ức hãi hùng về chuyến tàu lưu đày ra Côn Đảo ngày nào dường như bỗng ùa về trong tâm trí họ. 
Tàu Côn Đảo 10 cập cảng Bến Đầm. Ảnh: Tiến Dũng
Tàu Côn Đảo 10 cập cảng Bến Đầm. Ảnh: Tiến Dũng
Ông Vũ Thanh Tân (hiện đang sống tại phường An Phú, thị xã An Khê) xúc động kể lại với chúng tôi về con đường trở thành tù nhân lưu đày Côn Đảo của mình. Ngày ấy, đang là học sinh lớp 11 Trường Nhân Thảo (TP. Quy Nhơn), như bao bạn bè khác, chàng thanh niên Vũ Thanh Tân hăng hái tham gia vào những cuộc biểu tình phản đối chính quyền Mỹ-ngụy của học sinh-sinh viên. Rồi một ngày, khi đang ngồi trong nhà trọ ở đường Bạch Đằng, anh bị bắt đưa về Ty Cảnh sát Bình Định thẩm vấn. Sau một tuần liên tiếp bị địch tra khảo, tuy không nhận tội tham gia biểu tình chống chính quyền nhưng anh vẫn bị tòa án địch tuyên án 20 tháng tù. Mấy tháng sau, cùng với gần một chục học sinh-sinh viên khác, anh Tân bị chuyển từ Trung tâm Cải huấn Quy Nhơn vào Nhà lao Phan Thiết rồi lại từ Nhà lao Phan Thiết về Nhà lao Nha Trang. Một đêm, khi đang nằm bó gối trong buồng giam, anh bị gọi dậy cùng với nhiều bạn tù khác. Bọn cai tù đưa cho mỗi người 2 gói cháo sấy và 2 gói đường nhỏ. Theo kinh nghiệm từ những lần trước, anh biết là lại phải chuyển trại nhưng chẳng rõ là chuyển đi đâu. Phải đến khi bước lên tàu biển, anh mới hay mình bị đày ra “địa ngục trần gian” Côn Đảo. Chuyến lưu đày ra Côn Đảo ngày ấy, hơn 300 người tù bị dồn chật kín khoang tàu. Gần một ngày lênh đênh trên biển, phần vì bị bỏ đói, bỏ khát, phần vì say sóng, đoàn tù nhân nằm la liệt trên khoang tàu, vật vờ như những người sắp chết.
Những gì mà ông Vũ Thanh Tân đã trải qua trên tàu ngày ấy cũng là nỗi ám ảnh của tất cả các cựu tù Côn Đảo. Theo ông Trần Chín (hiện là Phó Chủ tịch Hội Cựu tù chính trị yêu nước tỉnh Gia Lai), năm 1972, khi ông bị chuyển từ Trại Chí Hòa ra Côn Đảo, bọn địch đã dùng còng sắt còng chân tất cả gần 2 ngàn người tù. Còn bà Lâm Thị Cam (thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê) thì kể rằng, trong chuyến lưu đày ra Côn Đảo năm 1971, bà và những bạn tù đã bị địch trói và bịt mắt trên suốt hành trình…
Trở lại buồng tàu, câu chuyện về những chuyến tàu chở tù nhân chính trị ra Côn Đảo gieo vào lòng tôi một nỗi thương cảm khôn nguôi. Đến 5 giờ sáng hôm sau, đang chập chờn ngủ, tôi bỗng nhiên bị đánh thức bởi những tiếng reo: “Côn Đảo! Côn Đảo” vọng xuống từ phía boong tàu. Vội vàng tung tấm chăn mỏng chạy lên, qua làn sương phủ mờ trên mặt biển đã thấy Côn Đảo sừng sững hiện ra phía trước. Ít phút sau, khi tàu cập cảng Bến Đầm, đặt chân xuống đất Côn Đảo, các cựu tù Côn Đảo trong đoàn đều rưng rưng xúc động. Còn với riêng tôi, một câu hỏi bỗng vụt hiện trong đầu: Hòn đảo đẹp như một thiên đường này mà giặc lại có thể biến nó thành “địa ngục trần gian”?
Tiến Dũng

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Những người 'vác tù và' bảo vệ rừng ở Yên Bái

Bảo vệ lá phổi xanh Mù Cang Chải

Dưới những tán rừng xanh ngát tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải ( Yên Bái), những năm trở lại đây, người dân xã Chế Tạo chủ động xã hội hóa từ nguồn dịch vụ môi trường rừng thành lập các tổ đội trực tiếp tuần tra, kiểm tra hàng tuần để bảo vệ những “lá phổi xanh” này.

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

Hậu phương người lính - điều chưa kể

Hậu phương người lính - điều chưa kể

LTS: Chấp nhận dấn thân và hy sinh để bảo vệ đất nước, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nêu cao ý chí quyết tâm gìn giữ, tỏa sáng hình ảnh anh “Bộ đội Cụ Hồ” nơi tuyến đầu gian khó. Song ít ai biết rằng, phía sau họ là hy sinh thầm lặng, những nỗi niềm canh cánh của người hậu phương.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.