Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Tiết mục "Công nhân trên chặng đường mới" của cụm Công đoàn số 1 đạt giải nhì thể loại tốp ca. Ảnh: Vũ Chi

Tiết mục "Công nhân trên chặng đường mới" của cụm Công đoàn số 1 đạt giải nhì thể loại tốp ca. Ảnh: Vũ Chi

Hội diễn nghệ thuật quần chúng thị xã Ayun Pa năm 2024 do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã tổ chức ngày 10-5 thu hút sự tham gia của 150 ca sĩ, diễn viên không chuyên đến từ 10 cụm Công đoàn trực thuộc. Lời ca tiếng hát rộn ràng, âm thanh tiếng đàn, tiếng chiêng vang vọng, chương trình đã lôi cuốn, hấp dẫn người xem từ đầu đến cuối. Mỗi tiết mục, mỗi đội thi mang một phong cách khác nhau, tạo nên sắc màu đa dạng, phong phú cho hội diễn.

40 tiết mục thuộc các thể loại đơn ca, song ca-tam ca, tốp ca, múa đều bám sát nội dung, chủ đề ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu; thể hiện ý chí bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới của Tổ quốc; truyền thống giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn. Sự chuẩn bị chu đáo từ nội dung đến khâu dàn dựng, hòa âm, phối khí, kết hợp đạo cụ đã góp phần làm nổi bật thông điệp hội diễn, chương trình, ý nghĩa tiết mục, đem lại món ăn tinh thần bổ ích cho người xem.

Chất giọng cao vút, phong thái trình diễn tự tin cùng màn phụ họa ấn tượng, tiết mục “Hồn thiêng đất Việt” của thí sinh Hoàng Đặng Khoa (đoàn viên Công đoàn Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai) đã đạt giải nhất thể loại đơn ca tại hội diễn. Anh Khoa bộc bạch: “Tôi quyết tâm rất cao và biểu diễn bằng tất cả nhiệt huyết nhưng đạt giải nhất khiến tôi không khỏi bất ngờ và hạnh phúc. Đây là lần thứ 2 tham gia hội diễn. So với năm 2023, tiết mục đơn ca của tôi có phần múa phụ họa chuẩn bị công phu nên để lại ấn tượng tốt với Ban Giám khảo”.

Tiết mục "Linh thiêng Việt Nam" của cụm Công đoàn số 10 đạt giải nhất thể loại tốp ca. Ảnh: Vũ Chi

Tiết mục "Linh thiêng Việt Nam" của cụm Công đoàn số 10 đạt giải nhất thể loại tốp ca. Ảnh: Vũ Chi

Trong khi đó, giải nhất ở thể loại tốp ca thuộc về tiết mục “Linh thiêng Việt Nam” do cụm Công đoàn số 10 trình bày. Thầy Lý Ngọc Long (giáo viên Trường THCS Nguyễn Huệ-cụm Công đoàn số 10) chia sẻ: “Tiết mục có sự góp mặt của các giọng ca “vàng” đến từ các đơn vị trong cụm, phần phụ họa do các em học sinh của trường biểu diễn. Tiết mục dựng lại khí thế đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta; qua đó, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi người dân Việt Nam”.

Với 2 giải nhất thể loại đơn ca và múa; giải ba tam ca, cụm Công đoàn số 4 gồm các đơn vị: Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai, Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám và Trường Mầm non Họa Mi đạt giải nhất toàn đoàn tại hội diễn.

Chị Diệp Kim Yến (giáo viên Trường Tiểu học và THCS Lê Văn Tám) cho biết: Để tham gia hội diễn, các đơn vị đã tuyển diễn viên, hạt nhân văn nghệ kỹ càng, cùng nhau xây dựng kịch bản, chương trình tập luyện. Vì đoàn viên ở các đơn vị khác nhau nên thời gian tập luyện chủ yếu cuối giờ làm việc. Với sự góp mặt của 25 đoàn viên Công đoàn và 25 em học sinh của trường tham gia múa phụ họa, các tiết mục của đội đều được dàn dựng công phu.

“Hội diễn lần này thực sự là ngày hội, giúp người lao động, công nhân viên chức giao lưu, tăng cường tình đoàn kết; đồng thời thể hiện năng khiếu ca hát, giảm áp lực sau những giờ làm việc căng thẳng”-chị Yến phấn khởi cho hay .

Tiết mục "Hồn chiêng Tây Nguyên" (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Tiết mục "Hồn chiêng Tây Nguyên" (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Kết thúc hội diễn, Ban tổ chức trao 12 giải nhất, nhì, ba cho các tiết mục xuất sắc ở từng thể loại và 10 giải toàn đoàn cho các đơn vị tham gia. Trong đó, giải nhất toàn đoàn thuộc về cụm Công đoàn số 4, giải nhì thuộc về cụm Công đoàn số 1; cụm Công đoàn số 9 và số 10 đồng giải ba.

Bà Nguyễn Thị Thùy Trang-Phó Chủ tịch LĐLĐ thị xã, Trưởng ban Giám khảo-đánh giá: Hội diễn đã khép lại song dư âm của các tiết mục mang đậm sắc màu văn hóa của dân tộc, lan tỏa tình yêu nghệ thuật vẫn còn đọng lại. Ban Giám khảo đánh giá cao sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng của các đội thi cũng như tinh thần trách nhiệm của các thí sinh. Các tiết mục đã tập trung vào các chủ đề theo kế hoạch; các đội có sự chuẩn bị trang phục, đạo cụ phong phú, mang bản sắc các dân tộc và các tầng lớp giai cấp công nhân.

Chỉ trong vòng 30 phút, mỗi cụm Công đoàn phải trình diễn 4 tiết mục thuộc 4 thể loại khác nhau vừa đảm bảo tính nghệ thuật, vừa đảm bảo nội dung tuyên truyền. Với sự chuẩn bị chu đáo, sáng tạo trong dàn dựng, thể hiện, nhiều tiết mục đã làm nức lòng khán giả. Giải nhất ở từng thể loại: múa “Việt Nam sống mãi Hồ Chí Minh”, đơn ca “Hồn thiêng đất Việt” (cụm Công đoàn số 4); tốp ca “Linh thiêng Việt Nam” (cụm Công đoàn số 10); tam ca “Rừng xanh vang tiếng Ta Lư” (cụm Công đoàn số 1) là phần thưởng xứng đáng cho sự đầu tư luyện tập, chứng tỏ tình yêu văn nghệ cũng như khả năng của các diễn viên.

Ban tổ chức trao giải nhất toàn đoàn cho cụm Công đoàn số 4. Ảnh: Vũ Chi

Ban tổ chức trao giải nhất toàn đoàn cho cụm Công đoàn số 4. Ảnh: Vũ Chi

Theo ông Trần Bảo Lộc-Chủ tịch LĐLĐ thị xã, Trưởng ban tổ chức hội diễn, 40 tiết mục với 4 thể loại được 10 cụm Công đoàn thể hiện đã mang đến hội diễn không khí vui tươi, trẻ trung, thể hiện sự tâm huyết, đam mê và sáng tạo trong diễn xuất của các đội thi. Hội diễn tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong đoàn viên, người lao động; tăng cường tình đoàn kết trong thực hiện các phong trào thi đua của đơn vị, địa phương; đồng thời góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thành công của hội diễn có ý nghĩa thiết thực chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh; hưởng ứng Tháng Công nhân gắn với Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 do LĐLĐ tỉnh phát động.

Có thể bạn quan tâm

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối:Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

Tìm lại dấu vết văn hóa Champa ở Tây Nguyên - Kỳ cuối: Phát lộ di chỉ đặc biệt ở Gia Lai

(GLO)- Trong cuộc nói chuyện về văn hóa Champa với Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn (Bảo tàng tỉnh Gia Lai), người tham gia cùng với các nhà khảo cổ khai quật di chỉ tháp Chăm An Phú, anh đã đưa ra ý tưởng nên thành lập nhà trưng bày văn hóa Champa vùng Tây Nguyên ở vị trí An Phú, TP. Pleiku hiện nay.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vấn vít tơ hồng

(GLO)- Một chiều, khi chở con gái đi dạo, tôi bần thần dừng lại trước một bờ giậu thấp vàng ruộm dây tơ hồng. Con gái tôi thích thú ồ lên khi thấy loài dây leo lạ. Nghe tôi nói tên, con còn thắc mắc vì sao dây leo chỉ có màu vàng, hoa thành chùm trắng mà lại gọi là dây tơ hồng.

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

Thơ Lê Thị Kim Sơn: Đa mang ánh chiều

(GLO)- "Đa mang ánh chiều" của tác giả Lê Thị Kim Sơn là chiêm nghiệm về sự mong manh của thời gian và cả cảm giác cô đơn, lạc lõng khi đối diện với ánh chiều tắt dần. Mạch cảm xúc bài thơ diễn ra trong một không gian yên ả, tưởng chừng như thanh bình nhưng lại chất chứa nhiều nỗi niềm sâu kín...

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

Du hành với “Pleiku xưa và nay”

(GLO)- Phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) hơn nửa thế kỷ trước có gì thú vị? Triển lãm ảnh “Ký ức Pleiku” diễn ra tại Bảo tàng tỉnh từ ngày 24-1 đến 21-2 đưa người xem bước vào chuyến du hành trở về Pleiku xưa, thêm cơ sở so sánh với sự phát triển không ngừng của đô thị trung tâm khu vực Bắc Tây Nguyên.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Cỏ xanh về phía cũ

Cỏ xanh về phía cũ

(GLO)- Bài thơ “Cỏ xanh về phía cũ” của Vân Phi như một bức tranh ký ức trầm lắng về mái ấm gia đình, nơi thời gian dường như lặng lẽ quay trở lại qua những hình ảnh quen thuộc, giản dị thấm đượm tình cảm và ký ức sâu sắc khiến người ta thổn thức.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Mùa đót

Mùa đót

(GLO)- Mỗi khi trời đất được sưởi ấm dần từ những tia nắng mùa xuân, cây lá bên đường xanh non nảy lộc, hoa tươi thắm sắc, tôi lại bâng khuâng nhớ về những điều gần gụi. Thoáng thấy dáng má cặm cụi bên hiên ngồi tết lại cây chổi đót đã bung ra những lạt mây, tôi chợt nhớ về những mùa đót cũ.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Ngát hương mùa hoa trắng

(GLO)- Đầu xuân mới, Tây Nguyên khoác lên mình tấm áo trắng tinh khôi của những vườn rẫy cà phê. Đó là lúc đất trời như giao hòa trong sắc hương, khi từng chùm hoa trắng muốt nở rộ trên những cành cây, tỏa hương ngọt ngào quyến rũ khắp không gian.