Ánh Viên vẫn là biểu tượng của thể thao Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cựu tuyển thủ bơi lội Nguyễn Thị Ánh Viên đã là một biểu tượng của thể thao Việt Nam. Nhưng khi cô không khoác áo đội tuyển quốc gia, chưa có gương mặt nào tạo được sự đột phá khi SEA Games 31, ASIAD 19-2022 đang đến gần.  

Kình ngư Ánh Viên đã giành được nhiều danh hiệu cho thể thao Việt Nam. Ảnh: Ngọc Hải
Kình ngư Ánh Viên đã giành được nhiều danh hiệu cho thể thao Việt Nam. Ảnh: Ngọc Hải


Ai vượt được Ánh Viên?

Nhiều gương mặt nổi danh của thể thao Việt Nam chắc chắn sẽ góp mặt tại SEA Games 31 trên sân nhà như Nguyễn Tiến Minh (cầu lông), Lê Quang Liêm (cờ vua), Nguyễn Huy Hoàng (bơi lội), Quách Thị Lan (điền kinh), Thạch Kim Tuấn (cử tạ), Vũ Thành An (đấu kiếm), Dương Thúy Vi (wushu), Hoàng Thị Mỹ Tâm (karate), Nguyễn Thanh Thủy (judo), Châu Tuyết Vân (taekwondo), Nguyễn Thu Nhi (boxing) ... nhưng họ vẫn chưa đạt tới tầm là một biểu tượng để nhắc tới thể thao Việt Nam thì các quốc gia trên thế giới phải nói về cá nhân tuyển thủ. Cho dù từng tuyển thủ đã giành kết quả thi đấu xuất sắc trong môn thể thao của mình nhưng xét ở sức ảnh hưởng tới cộng đồng và để là gương mặt tạo cảm hứng về thể thao đối cho số đông người hâm mộ, chưa ai có hiệu ứng cao như Ánh Viên.

Bà Lê Thanh Huyền - Phụ trách bộ môn bơi (Tổng cục Thể dục – Thể thao) xác nhận: “Ánh Viên đang là vận động viên của thể thao Quân đội và không còn ở đội tuyển quốc gia vì vậy Viên có trở lại đội tuyển để tập luyện, thi đấu hay không còn bỏ ngỏ. Chúng tôi vẫn tôn trọng quyết định của cá nhân vận động viên cũng như nếu có thay đổi và nhận sự đồng ý từ đơn vị chủ quản”.

Như thế để hiểu, Nguyễn Thị Ánh Viên chưa chắc sẽ dự SEA Games 31 và xa hơn là ASIAD 19-2022. Chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh (nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao, Tổng cục Thể dục – Thể thao) từng phân tích: “Môn bơi là môn rất khó giành được huy chương bởi vận động viên phải hội tụ đủ các yếu tố từ chuyên môn, tố chất tới động lực thi đấu. Ánh Viên là trường hợp hiếm của Việt Nam có điều này. Những vinh quang mà Viên mang về cho thể thao Việt Nam sau các lần dự SEA Games đã chứng minh điều đó”.

Ngoài Ánh Viên, thể thao Việt Nam từng có một biểu tượng sáng giá đi vào lịch sử nước nhà là cựu xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (bắn súng) sau khi giành thành tích giành 1 huy chương vàng và 1 huy chương bạc tại Olympic Rio de Janeiro (Brazil) 2016. Tuy nhiên, Xuân Vinh đã giải nghệ chuyển sang công tác huấn luyện nên giống Ánh Viên, cựu xạ thủ này không có cơ hội đứng trên bục cao nhất nhận huy chương ở SEA Games 31 ngay tại Việt Nam.

 

 Kình ngư Ánh Viên vẫn là biểu tượng của thể thao Việt Nam. Ảnh: H.A
Kình ngư Ánh Viên vẫn là biểu tượng của thể thao Việt Nam. Ảnh: H.A


Ánh Viên vẫn là người có thưởng nóng nhiều nhất

Đoàn thể thao dự SEA Games 31 của Việt Nam đã có thêm nhà tài trợ kim cương tới từ Nhật Bản trong ngày ra mắt 25.1 tại Hà Nội đồng thời lãnh đạo Tổng cục Thể dục – Thể thao tiết lộ con số mục tiêu 70 tỉ đồng kêu gọi tài trợ đặt ra ban đầu đã gần đạt được. Đồng nghĩa, các huấn luyện viên, vận động viên của đoàn thể thao dự SEA Games 31 của Việt Nam đứng trước cơ hội nhận mức thưởng nóng cao nếu giành kết quả huy chương trên sân nhà. Chi tiết thưởng nóng sẽ công bố cụ thể sau khi Tổng cục Thể dục – Thể thao và Đoàn thể thao dự SEA Games 31 hoàn tất các hợp đồng ký tài trợ.

Nhìn lại lịch sử, tính riêng khi thi đấu SEA Games, cá nhân Ánh Viên đã là một biểu tượng về thu nhập thưởng (gồm thưởng nóng và thưởng theo quy định của Nhà nước khi giành huy chương) thông qua tổng 25 huy chương vàng các nội dung trong bốn lần thi đấu Đại hội thể thao của khu vực. Viên bắt đầu dự SEA Games năm 2011 và giành 2 huy chương bạc. Liên tiếp ba kỳ đại hội sau, cô đạt kết có thành tích huy chương đứng số một Đông Nam Á gồm năm 2013 (giành ba huy chương vàng), năm 2015 (tám huy chương vàng), 2017 (tám huy chương vàng), 2019 (sáu huy chương vàng). Số liệu thống kê chưa cụ thể, nhưng bằng thành tích trên, Ánh Viên đã nhận tiền tỉ đồng về thưởng nóng. Điều này xứng đáng với chuyên môn cô đã thể hiện.

Một lãnh đạo Vụ thể thao thành tích cao hai (Tổng cục Thể dục – Thể thao) là cơ quan chuyên môn quản lý môn bơi từng nhìn nhận “đúng là thể thao Việt Nam chưa thể tìm được một tuyển thủ giành tám huy chương vàng trong một kỳ thi đấu SEA Games thế nên kỷ lục của Ánh Viên vẫn mãi là kỷ lục”.

Năm nay, Ánh Viên đã về bên người thân tại quê nhà Cần Thơ chuẩn bị một cái tết đầm ấm Nhâm Dần 2022 sắp đến. Lần đầu tiên sau 12 năm tập luyện, thi đấu bơi lội chuyên nghiệp thành tích cao, nữ thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Ánh Viên không phải xa nhà và không ở cảm giác hối hả tập luyện chuẩn bị cho giải đấu quan trọng.

https://laodong.vn/the-thao/anh-vien-van-la-bieu-tuong-cua-the-thao-viet-nam-1000076.ldo

Theo HOÀI VIỆT (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.