Ấn tượng các "cầu thủ nhí"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mang theo đam mê cháy bỏng với trái bóng tròn, hơn 500 em nhỏ từ mọi miền Tổ quốc đã tập trung về Sân vận động Pleiku để tham gia thi tuyển vào học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Không chỉ thể hiện kỹ năng chơi bóng đáng nể, các em còn cho thấy khát khao trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. 
Khi được thông báo mình sẽ chính thức trở thành học viên khóa VI của học viện bóng đá HAGL, cậu bé Nguyễn Gia Khang (SN 2011, trú tại quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh) vội chạy đi tìm cha trên khán đài B. Cậu chạy ào tới đường biên và gọi to trong sự vỡ òa hạnh phúc với cái ôm thật chặt của 2 cha con. Khang là con lớn trong gia đình có 2 anh em. Anh Nguyễn Mạnh Linh (bố của Khang) tâm sự: Từ khi 4-5 tuổi, Khang đã thể hiện đam mê mãnh liệt với trái bóng. Khang chơi bóng ở bất cứ mặt sân nào có thể và đã sớm tham gia các giải bóng đá học sinh. 
Với khả năng của mình, Khang hiện đang là cầu thủ của đội Nhi đồng quận Phú Nhuận. Kỹ thuật không quá khéo léo, nhưng Khang có lối đá chững chạc, đơn giản và hiệu quả. Trong quá trình thi tuyển tại sân Pleiku, Khang đã ghi điểm trong mắt các huấn luyện viên của học viện bởi lối chơi lăn xả nhưng không kém phần thông minh, khả năng bao quát sân mang yếu tố của một thủ lĩnh. “Nhiều lần đi theo cổ vũ con thi đấu mà tôi cũng bất ngờ vì ở ngoài cháu hiền lành nhưng trên sân lại máu lửa, thường xuyên động viên, hô hào đồng đội thi đấu. Có những trận đấu thua đậm, nhưng Khang vẫn bình tĩnh vực dậy tinh thần các bạn và tạo ra cuộc lội ngược dòng khó tin”-anh Linh cho hay. 
Các thí sinh đã thể hiện lối chơi nhiệt huyết trong các màn thi đấu đối kháng. Ảnh: Văn Ngọc
Các thí sinh đã thể hiện lối chơi nhiệt huyết trong các màn thi đấu đối kháng. Ảnh: Văn Ngọc
Thân hình nhỏ nhắn nhưng rắn rỏi và lanh lợi, cậu bé Đỗ Ngọc Quý Phước (SN 2012, trú tại thị trấn Chư Prông) cũng lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển trạch bởi sự khéo léo và nghị lực đáng nể. Sinh ra trong một gia đình làm nông, điều kiện kinh tế khó khăn, nhưng Phước sớm bộc lộ năng khiếu và ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Mỗi tuần 3 buổi, cậu đi hơn 30 km theo học tại Trung tâm bóng đá cộng đồng do cựu cầu thủ HAGL Phạm Thanh Tấn huấn luyện. Tại đây, Phước đã học được những kỹ năng cơ bản và rèn luyện kỹ thuật, tư duy, sẵn sàng cho các cuộc tuyển sinh năng khiếu của các trung tâm đào tạo bóng đá trẻ. 
Anh Đỗ Ngọc Tuyền-cha của Phước-chia sẻ: “Cháu rất yêu mến đội bóng HAGL với những tuyển thủ như Công Phượng, Văn Toàn, Tuấn Anh… nên quyết tâm thi tuyển vào học viện. Trước khi tuyển sinh, các thầy đã tập cho cháu rất nhiều, chiều nào tôi cũng chở cháu đến Chư Sê tập luyện. Được chọn làm học viên ghi nhớ của học viện vì chưa đủ tuổi, các thầy nói sẽ gọi cháu vào năm tới nếu cháu vẫn chứng minh được khả năng của mình. Gia đình rất vui vì cháu được sống với đam mê, mong một ngày nào đó sẽ chính thức trở thành học viên của học viện để rồi khoác áo thi đấu như những thần tượng của mình”. 
Không trở thành học viên chính thức của học viện bóng đá HAGL, nhưng cậu bé Đặng Văn Ban (SN 2010, trú tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) đã có màn trình diễn đáng nhớ khiến các khán đài không ngớt những tràng pháo tay tán thưởng. Không được sự chăm chút của cha mẹ, từ tấm bé, Ban đã phải sống với bà nội bị câm điếc, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Biết hoàn cảnh của Ban, tuyển thủ quốc gia quê Hải Dương-Nguyễn Tiến Linh đã đài thọ chi phí cho Ban ăn học nội trú tại một trung tâm bóng đá cộng đồng ở tỉnh Bắc Ninh. 
HLV Kiatisak trò chuyện với các học viên trúng tuyển. Ảnh: Văn Ngọc
Huấn luyện viên Kiatisak trò chuyện với các học viên trúng tuyển. Ảnh: Văn Ngọc
Trong lần thi tuyển vào học viện bóng đá HAGL, Ban không được lựa chọn vì thể hình thấp bé so với bạn đồng lứa. Nhưng những pha đi bóng kỹ thuật, tốc độ cùng sự quyết tâm của cậu khiến khán đài không khỏi trầm trồ thán phục. Ban còn thể hiện kỹ thuật điêu luyện với màn trình diễn tâng bóng bằng nhiều vị trí như đầu, vai, má ngoài 2 chân… Cảm phục trước tài năng cùng nghị lực của cậu bé, ông Trần Văn Quỳnh-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vị Trí Vàng kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tiếp thị thể thao HAGL đã nhận Ban làm con nuôi, đồng thời nhận cậu vào làm học viên danh dự của học viện. Ban sẽ được học văn hóa cũng như học năng khiếu bóng đá như các học viên chính thức khác. Điều này đã mở ra cơ hội nuôi dưỡng ước mơ của cậu bé vốn phải chịu nhiều thiệt thòi. 
Chia sẻ với P.V, huấn luyện viên Kiatisak nhận định: “Các cầu thủ tham gia thi tuyển khóa VI không có kỹ thuật quá nổi bật hơn các lứa trước nhưng đã chứng minh được tư duy cùng tinh thần chơi bóng tuyệt vời. Thực tế kỹ thuật là thứ có thể rèn luyện, nhưng tư duy chiến thuật và đặc biệt là niềm cảm hứng, khát khao chơi bóng lại là bẩm sinh nên quá trình thi tuyển chúng tôi đánh giá rất cao những em có yếu tố này. Hy vọng các em giữ được niềm đam mê, nhiệt huyết ấy để tiến bộ, có cơ hội khoác lên mình tấm áo đội tuyển quốc gia”.
LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.