Ăn so biển, người đàn ông liệt cơ, suýt mất mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bệnh nhân bắt được một con so biển rồi chế biến thành thức ăn. Sau 30 phút, bệnh nhân tê môi, cứng hàm, tê lưỡi, yếu tay chân, suy hô hấp.

Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM vừa cứu sống một bệnh nhân nam nguy kịch do ngộ độc Tetradotoxin - một loại độc tố cực mạnh thường có trong cá nóc, so biển…

So biển rất dễ bị nhầm lẫn với sam biển do hình dáng tương tự. Trong khi sam có thể ăn được thì so biển lại chứa độc tố nguy hiểm
So biển rất dễ bị nhầm lẫn với sam biển do hình dáng tương tự. Trong khi sam có thể ăn được thì so biển lại chứa độc tố nguy hiểm

Bệnh nhân là nam giới, 52 tuổi, được chuyển từ cơ sở y tế tuyến dưới lên trong tình trạng suy hô hấp nặng, SpO₂ chỉ còn 30%, yếu liệt cơ toàn thân, nguy cơ tử vong cao. Trước đó, người bệnh đi bắt được một con so biển ở huyện Cần Giờ, TP HCM, sau đó tự chế biến để ăn. Khoảng 30 phút sau, người này bị các triệu chứng tê môi, cứng hàm, tê lưỡi, yếu tay chân và nhanh chóng chuyển sang suy hô hấp.

Tại bệnh viện địa phương, bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc Tetradotoxin, một loại độc tố thần kinh cực mạnh, không có thuốc giải đặc hiệu. Độc tố này có thể gây liệt cơ, đặc biệt là cơ hô hấp, dẫn đến ngừng thở và tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Điều đặc biệt nguy hiểm là Tetradotoxin không bị phân hủy bởi nhiệt, nên dù đã được nấu chín, độc tố vẫn còn nguyên vẹn.

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân dân 115 TP HCM đã đặt nội khí quản, hỗ trợ thở máy khẩn cấp và chuyển người bệnh đến Khoa Hồi sức tích cực - chống độc. Tại đây, các bác sĩ đánh giá đây là ca ngộ độc nặng, không có thuốc giải độc, nên đã áp dụng kỹ thuật hồi sức nâng cao - lọc máu hấp phụ độc chất. Phương pháp này sử dụng liên tục 3 quả lọc máu để tăng hiệu quả loại bỏ độc tố có thể tích phân bố cao như Tetradotoxin.

Sau 2 ngày điều trị tích cực, người bệnh dần phục hồi chức năng hô hấp, được rút ống nội khí quản an toàn và xuất viện trong tình trạng hoàn toàn ổn định.

Theo các chuyên gia, ở Việt Nam, so biển rất dễ bị nhầm lẫn với sam biển do hình dáng tương tự. Tuy nhiên, trong khi sam có thể ăn được thì so biển lại chứa độc tố nguy hiểm. Việc nhầm lẫn hai loài này - nhất là khi mua ngoài chợ hoặc đánh bắt ven biển - có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không ăn các loài hải sản không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các loài dễ bị nhầm lẫn như so và sam biển. Không tự ý chế biến các loại cá, ốc, sinh vật biển lạ mà chưa rõ độc tính. Nếu có dấu hiệu tê môi, tê lưỡi, yếu cơ sau khi ăn hải sản, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Người dân nên chủ động tìm hiểu thông tin khoa học từ nguồn tin cậy để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm nguy hiểm.

Theo Hải Yến (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thuốc Femancia

Gia Lai: Cảnh báo về thuốc Femancia và hai sản phẩm thực phẩm không còn hiệu lực lưu hành

(GLO)- Sở Y tế vừa ban hành văn bản thông báo thu hồi toàn bộ thuốc Femancia, số đăng ký VD-27929-17, do vi phạm mức độ 2 theo quy định của Bộ Y tế. Đây là loại thuốc có dạng viên nang cứng, chứa sắt nguyên tố (dưới dạng sắt fumarat) và acid folic, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Me Di Sun sản xuất.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

(GLO)- Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn, lựa chọn đồ uống phù hợp cũng đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng gan. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

Bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý y tế cho công chức 77 xã, phường phía Tây tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 23-7, tại phường Pleiku, Sở Y tế tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho công chức cấp xã phụ trách lĩnh vực y tế của 77 xã, phường khu vực phía Tây tỉnh. Trước đó, công chức cấp xã của 58 xã, phường khu vực phía Đông tỉnh đã được bồi dưỡng lĩnh vực này.

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

null