Ấm tình đồng đội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Các cựu chiến binh (CCB) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) góp sức xây lên những ngôi nhà “Nghĩa tình đồng đội”, góp vốn giúp nhau phát triển kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh… Những việc làm chí tình đó đã giúp nhiều CCB vượt qua khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống.

Những mái ấm “Nghĩa tình đồng đội”

Tiếp chúng tôi trong căn nhà mới còn thơm mùi vôi vữa, ông Hà Văn Mèn (SN 1966, thôn Kơ Nia, xã Ia Trok) không giấu được vui mừng. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông Mèn từ quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp. Do bị bệnh nên vợ chồng ông không có con. Chỉ với 2,5 sào ruộng, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Căn nhà ván ông mua từ khi vào xây dựng kinh tế mới đã xập xệ nhưng chưa có điều kiện xây mới.

Đầu năm 2020, căn nhà “Nghĩa tình đồng đội” dành cho vợ chồng ông được khởi công. Căn nhà có diện tích 60 m2 với kinh phí xây dựng hơn 100 triệu đồng, trong đó, Hội CCB huyện hỗ trợ 25 triệu đồng. Ông Mèn phấn khởi cho biết: “Nếu không có các đồng chí, đồng đội thì không biết đến khi nào tôi mới có căn nhà kiên cố để ở. Tôi thực sự thấy ấm lòng tại quê hương thứ 2”.

 Bà Ngô Thị Doa (bìa trái, thôn Bình Trung, xã Chư Răng, huyện Ia Pa) bên căn nhà “Nghĩa tình đồng đội” mới được xây dựng. Ảnh: V.C
Bà Ngô Thị Doa (bìa trái; thôn Bình Trung, xã Chư Răng, huyện Ia Pa) bên căn nhà “Nghĩa tình đồng đội” mới được xây dựng. Ảnh: Vũ Chi


Bên cạnh nguồn quỹ, Hội CCB huyện còn tích cực vận động Mạnh Thường Quân chung tay xây dựng nhà tình nghĩa cho hội viên. Căn nhà của bà Ngô Thị Doa (thôn Bình Trung, xã Chư Răng) được xây dựng nhờ những tấm lòng hảo tâm như thế. Chồng mất sớm, một mình bà Doa tần tảo nuôi 2 người con. Giờ đây, các con đã lập gia đình nhưng cuộc sống còn nhiều khó khăn. Căn nhà đã xuống cấp nhưng chưa có điều kiện sửa chữa.

Bà Doa kể: Vào lúc trời mưa, nước dột tứ bề. Nhiều đêm mưa to, bà phải ôm chăn mền sang nhà hàng xóm ngủ nhờ. Nhớ về thời gian vất vả đó, bà càng cảm nhận được tấm lòng sẻ chia của đồng chí, đồng đội, khi đã chung tay hỗ trợ 25 triệu đồng xây dựng lại căn nhà. Ngày khánh thành căn nhà, bà vỡ òa hạnh phúc. “Trong mơ tôi cũng không dám nghĩ tuổi già sẽ được sống trong căn nhà đẹp như thế này. Từ nay, mưa gió cũng có thể ngủ ngon. Cảm ơn đồng đội nhiều lắm”-bà Doa xúc động.

Giúp nhau phát triển kinh tế

 



Ông Nay Phen-Chủ tịch Hội CCB huyện Ia Pa: Phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Hội CCB huyện tiếp tục vận động hội viên giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xứng đáng với truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.
 

Hội CCB huyện Ia Pa hiện có 9 cơ sở Hội với 715 hội viên. Thời gian qua, Hội CCB huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi; tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả... Bên cạnh đó, 9/9 cơ sở Hội có nguồn quỹ riêng với số tiền gần 400 triệu đồng dành cho hội viên luân phiên vay với lãi suất thấp để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Ông Lò Văn Quý (thôn Đak Chă, xã Ia Ma Rơn) sử dụng máy bào gỗ đóng đồ cho khách. Ảnh: Vũ Chi
Ông Lò Văn Quý (thôn Đak Chă, xã Ia Ma Rơn) sử dụng máy bào gỗ đóng đồ cho khách. Ảnh: Vũ Chi


Được sự giúp đỡ của đồng đội, nhiều CCB ra sức sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Trước đây, ông Lò Minh Quý (thôn Đak Chă, xã Ia Ma Rơn) thuộc diện hộ nghèo. Cả gia đình 6 miệng ăn chỉ trông chờ vào 1,5 sào lúa nước. Năm 2017, ông được vay 9 triệu đồng từ quỹ Hội để mua 1 con bò sinh sản về nuôi. Cuối năm 2019, đàn bò tăng lên 3 con. Không may, đầu năm 2020, con trai út của ông bị tai nạn giao thông, ông bán hết số bò để chữa bệnh cho con. Còn dư ít vốn, ông tiếp tục vay thêm 6 triệu đồng từ nguồn quỹ Chi hội CCB thôn để mua máy bào gỗ hành nghề kiếm thêm thu nhập. Nhờ chăm chỉ làm việc và được bà con lối xóm hỗ trợ, cơ sở mộc của ông khá đông khách, giúp ổn định thu nhập.

“Nhờ nguồn vốn vay với lãi suất thấp của Hội CCB mà tôi có điều kiện tăng gia sản xuất cũng như chữa bệnh cho con. Giờ đây, gia đình tôi đã thoát nghèo. Vợ chồng tôi bảo ban nhau cố gắng làm ăn để có thể giúp đỡ lại các hội viên khác”-ông Quý bày tỏ.

Ngoài nguồn quỹ hiện có, Hội CCB huyện còn tín chấp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện cho 469 hộ vay với số tiền trên 17 tỷ đồng để phát triển kinh tế. Bằng nhiều cách hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực nên toàn huyện chỉ còn 77 hộ hội viên CCB khó khăn; số hộ khá, giàu chiếm 14,8%.

 VŨ CHI

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn (bìa phải) tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung. Ảnh: Hoàng Hoài

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang

(GLO)- Sáng 10-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai Trần Minh Sơn làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Trại giam Gia Trung và các gia đình có công tiêu biểu ở huyện Mang Yang.

UBND tỉnh ban hành 7 thủ tục mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

Gia Lai công bố 14 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND công bố danh mục gồm 7 thủ tục hành chính mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nội vụ; 7 thủ tục mới, 9 thủ tục bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước về quỹ.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Về miền lá đỏ

Về miền lá đỏ

(GLO)- Tôi thường có thói quen tìm đến những cánh rừng bạt ngàn trong cơn gió xuân dịu nhẹ. Mùa xuân, nhiều cung đường rừng ở tuyến Trường Sơn Đông uyển chuyển khoác lên tấm lụa tràn đầy sắc màu, đỏ rực một vùng trời.