9 loại thực phẩm mang lại may mắn trong năm mới 2021

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ở nhiều nước và nhiều nền văn hóa trên thế giới, việc ăn một số loại thực phẩm vào đầu năm mới được coi là có thể mang lại may mắn cho bạn.

Các loại trái cây có màu vàng như cam được coi là may mắn. Quýt được cho là mang lại sự giàu có, trong khi cam được biết đến là vật may mắn của bạn ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các loại trái cây có màu vàng như cam được coi là may mắn. Quýt được cho là mang lại sự giàu có, trong khi cam được biết đến là vật may mắn của bạn ẢNH: SHUTTERSTOCK
Vì vậy, tin hay không tùy bạn, bạn cũng có thể thử may mắn đầu năm.
1. Mì
Phong tục ăn mì những sợi dài trong Tết Nguyên Đán ở Hồng Kông, Trung Quốc như một phần truyền thống của họ. Mì biểu thị cho tuổi thọ vào ngày đầu năm mới. Mì có thể có thể được chiên và cho vào đĩa, hoặc luộc và cho vào tô với nước dùng, theo Times of India.
2. Đậu mắt đen
Mối liên hệ giữa đậu với sự may mắn có từ thời nội chiến Mỹ, khi đậu mắt đen ban đầu được sử dụng cho vật nuôi, đó là lý do tại sao chúng còn được gọi là đậu bò.
Khi một thành phố ở Mississippi (Mỹ) bị cắt nguồn cung cấp lương thực trong gần hai tháng, chính thức ăn gia súc này đã cứu sống họ. Kể từ đó, nó được gắn liền với sự may mắn, và được ăn ở nhiều nước trên thế giới vào dịp năm mới như một loại thức ăn may mắn.
3. Trái cây
Người ta tin rằng ăn 12 loại trái cây - mỗi trái một quả khi đồng hồ kêu vào lúc nửa đêm - sẽ mang lại 12 tháng may mắn. Đây tiếp tục là một phong tục phổ biến ở Mỹ và châu Âu.
4. Cá

Cá. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Cá. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia ẩm thực Trung Quốc tin rằng từ "cá" trong tiếng Trung Quốc phát âm giống từ "dư". Đây là một trong nhiều lý do tại sao cá trở thành một trong những thực phẩm may mắn nhất trên thế giới.
5. Bánh rán
Người ta tin rằng hình dạng tròn của các loại thực phẩm có hình tròn như bánh mì tròn và bánh rán được cho là để bắt chước năm tròn đầy. Chúng không chỉ được coi là vật may mắn mà còn là những món ăn sáng ngon miệng.
6. Quả hạch
Quả hạch tượng trưng cho cuộc sống mới. Chúng thường được sử dụng làm quà tặng cho bạn bè và gia đình trong dịp Giáng sinh và năm mới để khởi đầu may mắn.
Trong những lễ hội này, bánh ngọt, bánh nướng xốp và các món tráng miệng khác được nhồi với các loại hạt vì cùng một lý do.
7. Cam
Theo truyền thống Trung Quốc, các loại trái cây có màu vàng như cam được coi là may mắn. Quýt được cho là mang lại sự giàu có, trong khi cam được biết đến là vật may mắn của bạn. Cả hai loại trái cây này đều được sử dụng rộng rãi trong dịp Tết Nguyên Đán.
Cũng do thu hoạch dồi dào trong dịp tết, những trái cây họ cam quýt này cũng biểu thị cho sự dồi dào và hạnh phúc.
8. Đậu lăng
Ở Ấn Độ, người ta thường ăn đậu lăng vào dịp năm mới. Mối liên hệ của đậu lăng với sự may mắn rất đơn giản - đậu lăng giống như tiền xu, vì vậy chúng được cho là mang lại sự giàu có và thịnh vượng.
9. Lựu

Trái lựu. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Trái lựu. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Ở Hy Lạp, các gia đình đập một quả lựu trước cửa nhà khi đồng hồ điểm 12 vào đêm giao thừa. Hạt rơi ra càng nhiều thì gia đình đó càng gặp nhiều may mắn và thịnh vượng. Từ đó, nhiều nơi trên thế giới cũng gắn những quả lựu với những điều may mắn vào năm mới, theo Times of India.
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.