Nóng: Chủng virus lây Covid-19 ở Tân Sơn Nhất lần đầu xuất hiện ở Đông Nam Á

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủng virus gây ra chuỗi lây nhiễm Covid-19 tại sân bay Tân Sơn Nhất không phải biến chủng có khả năng lây lan nhanh từ Anh mà là chủng mới xuất hiện lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tầm soát dịch Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh: Đậu Tiến Đạt
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tầm soát dịch Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh: Đậu Tiến Đạt


Ngày 12.2, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã gửi báo cáo nhanh cho Sở Y tế TP.HCM và Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) về kết quả giải mã bộ gene của chủng Covid-19 từ các ca bệnh là nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo đó, Phòng xét nghiệm sinh học phân tử của bệnh viện trên đã thu nhận được 3 bộ gene Covid-19 hoàn chỉnh từ mẫu bệnh phẩm phết mũi họng của bệnh nhân 1979 và của 2 trong số 4 ca bệnh thuộc tổ bốc xếp ở sân bay Tân Sơn Nhất được Bộ Y tế công bố vào sáng 8.2.

3 bộ gene thu nhận được từ các bệnh nhân trên có sự tương đồng về gene là trên 99,95%. Như vậy chùm ca bệnh gồm bệnh nhân 1979 và các bệnh nhân của tổ bốc xếp của Công ty VIAGS nhiều khả năng là xuất phát từ một nguồn lây.

Kết quả định danh bằng phần mềm Pangolin cho thấy cả 3 bộ gene Covid-19 thu nhận được đều thuộc chủng A.23.1. Chủng Covid-19 thuộc nhóm A.23.1 được phát hiện lần đầu ở Rwanda, châu Phi vào khoảng cuối tuần thứ 3 của tháng 10.2020.

 

 Lực lượng chức năng phong tỏa một đoạn đường DHT08, Q.12, TP.HCM  - Ảnh: P.D
Lực lượng chức năng phong tỏa một đoạn đường DHT08, Q.12, TP.HCM - Ảnh: P.D


Chủng A.23.1 lần đầu xuất hiện ở Đông Nam Á

Ngoài Rwanda, A.23.1 chỉ mới được phát hiện ở một số nước khác trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ, các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Úc cũng như một số nước khác ở châu Âu trong đó có Anh và Đan Mạch. Tuy nhiên chưa ghi nhận ở Đông Nam Á. Do đó đây là lần đầu tiên chủng A.23.1 được phát hiện và gây bệnh trong cộng đồng ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Như vậy chủng virus gây ra chuỗi lây nhiễm tại sân bay Tân Sơn Nhất không phải biến chủng có khả năng lây lan nhanh từ Anh (biến thể B.1.1.7) và đang gây bệnh tại Hải Dương, Quảng Ninh cũng như cả thế giới đang rất quan tâm. Do mới xuất hiện và số trường hợp bệnh còn ít nên hiện chưa có nhiều thông tin về đặc tính lây nhiễm cũng như gây bệnh của chủng A.23.1 này so với các chủng trước đây.

Thực tế, vừa qua có tình huống các trường hợp F1 âm tính với Covid-19 nhưng F2 lại dương tính. Cũng có giả thuyết rằng, liệu việc âm tính xảy ra quá nhanh có phải là đặc tính của chủng này hay không? Một nhận xét khác đó là trong chùm các bệnh nhân này đa số không có triệu chứng hoặc nếu có triệu chứng thì rất nhẹ. Những vấn đề này sẽ được tiếp tục theo dõi, khảo sát từ chùm ca bệnh này trong thời gian tới.

Liên quan đến ổ dịch Covid-19 tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM đã có 33 ca nhiễm và nhiều ca F2 trở thành F0 trong khi F1 không nhiễm. Có hơn 30 địa điểm đang được phong tỏa ở nhiều quận như: 1, 10, 12, Tân Bình, Bình Tân, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Thạnh và TP.Thủ Đức.

Theo Duy Tính - Sỹ Đông (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Đau nửa đầu bên phải là dấu hiệu bệnh gì?

Có những cơn nhức đầu khó chịu và vùng đau chủ yếu nằm ở nửa bên phải đầu. Cảm giác đau nhức này có thể xuất hiện ở sau đầu, hàm, mắt hay xoang. Tuy nhiên, tất cả đều nằm ở nửa bên phải đầu. Nguồn gốc của những cơn đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.
WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

WHO phê duyệt vaccine mới ngừa dịch tả

Do hãng dược phẩm EuBiologics (Hàn Quốc) sản xuất, vaccine Euvichol-S được phát triển từ một công thức đơn giản hóa, sử dụng ít thành phần hơn, rẻ hơn và có thể sản xuất nhanh hơn phiên bản trước.

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc do ăn côn trùng

(GLO)- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai đề nghị trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.