Cắt khối u nang buồng trứng nặng hơn 10 kg trong bụng bệnh nhân 19 tuổi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khối u lớn bao trùm toàn bộ 1 bên buồng trứng của bệnh nhân nên bắt buộc các bác sỹ phải cắt bỏ nhưng cố gắng giữ lại 1 buồng trứng còn lại và tử cung vì bệnh nhân chưa lập gia đình.
(Ảnh minh họa. TTXVN phát)

(Ảnh minh họa. TTXVN phát)

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, đến ngày 16/4, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân N.T.V, 19 tuổi (trú tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) có khối u nang buồng trứng nặng hơn 10kg đã ổn định.

Bệnh nhân tỉnh táo, ăn uống tốt và được xuất viện.

Trước đó, ngày 2/4, N.T.V nhập viện trong tình trạng bụng chướng rất lớn, lớn hơn người mang bầu sắp sinh.

Người nhà bệnh nhân cho biết, cách đây gần 1 năm, N.T.V bắt đầu có biểu hiện bụng chướng và lớn dần. Tuy nhiên, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có điều kiện đưa V đi khám và điều trị. Đến khi bụng ngày càng to dẫn đến khó khăn trong sinh hoạt, gia đình mới đưa V đi khám.

Tiến hành kiểm tra, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân có một khối u rất lớn trong ổ bụng nên chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các bác sỹ đã hút hơn 9,4 lít dịch trong khối u; sau đó lấy phần vỏ khối u đưa ra ngoài. Tổng trọng lượng của khối u là hơn 10kg.

Thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Mạnh Hoan, Trưởng khoa Phụ sản, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, cho biết bệnh nhân có khối u rất lớn nên nguy cơ vỡ cao. Nếu không được thực hiện phẫu thuật, khối u gây chèn ép hệ hô hấp khiến người bệnh khó thở, chèn ép ruột dẫn đến ăn không tiêu, rối loạn hệ tiêu hóa, suy thận và tỷ lệ biến chứng thành u ác tính cao. Khối u bị vỡ sẽ gây chảy máu, mất máu, dịch trong khối u tràn ổ bụng gây nhiễm trùng và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

“Khối u lớn bao trùm toàn bộ 1 bên buồng trứng của bệnh nhân nên bắt buộc các bác sỹ phải cắt bỏ. Do bệnh nhân còn quá trẻ, chưa lập gia đình, chưa sinh con nên chúng tôi phải cố gắng bảo tồn 1 buồng trứng còn lại và tử cung," bác sỹ Nguyễn Mạnh Hoan cho biết thêm.

Các bác sỹ khuyến cáo, u buồng trứng ở người trẻ rất thường xuyên gặp, nhất là những khối u dạng dịch như trường hợp trên và thường có khả năng ác tính cao. Vì vậy, người dân cần thăm khám phụ khoa thường xuyên, kể cả những bé gái trong độ tuổi vị thành niên, thanh niên dù chưa lập gia đình, sinh con để sớm phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.