Khó tiêu nên tránh ăn uống gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khi bị khó tiêu, mọi người nên tránh tiêu thụ sữa, thực phẩm nhiều gia vị, nhiều chất béo,… vì có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng hơn.

Khi bị khó tiêu, mọi người thường cảm thấy khó chịu và có xu hướng không muốn ăn hoặc uống nhiều. Theo chuyên gia, việc lựa chọn thực phẩm tiêu thụ trong lúc này là rất quan trọng. Vì nếu chọn thực phẩm không phù hợp, chúng có thể khiến tình trạng khó tiêu thêm trầm trọng.

Dưới đây là một số thực phẩm nên tránh khi bị khó tiêu, theo chuyên trang sức khỏe Health.

Sữa

Khi bị khó tiêu, mọi người nên tránh dùng sữa và các sản phẩm từ sữa cho đến khi khỏi hẳn hoặc có thể chọn các sữa không chứa lactose. Theo chuyên gia, do hàm lượng lactose cao nên các thực phẩm như sữa và phô mai có thể làm cơ thể khó tiêu hóa. Ngoài ra, ước tính có khoảng 70% người dân trên toàn thế giới bị thiếu lactase - loại enzyme cần thiết để tiêu hóa lactose.

Khi bị khó tiêu, mọi người nên tránh dùng sữa và các sản phẩm từ sữa

Khi bị khó tiêu, mọi người nên tránh dùng sữa và các sản phẩm từ sữa

Đồ uống có ga

Những người bị khó tiêu nên tránh soda, thay vào đó hãy chọn nước lọc hoặc đồ uống thể thao ít đường. Nước ngọt có ga có thể dẫn đến dư thừa không khí trong dạ dày. Điều này có thể dẫn đến ợ hơi, đầy hơi hoặc chướng bụng, khiến cảm giác khó tiêu trở nên tồi tệ hơn.

Nhiều đồ uống có ga cũng có tính axit. Chúng có thể tác động hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu hóa kém, ợ nóng và trào ngược.

Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo rất khó tiêu hóa và có thể gây khó chịu cho dạ dày. Các chuyên gia cho rằng chất béo có thể gây đầy bụng do tăng nồng độ hormone đường ruột cholecystokinin (CCK).

Gia vị

Nếu đang bị khó tiêu, mọi người nên ăn những thức ăn nhạt. Thực phẩm quá cay hoặc quá nhiều gia vị có thể làm cho các triệu chứng khó tiêu trở nên nặng hơn.

Rượu và đồ uống có caffeine

Rượu có thể gây kích ứng dạ dày. Nó cũng có tác dụng lợi tiểu, gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên và mất nước. Trong khi đó, caffeine có trong nước ngọt và nước tăng lực cũng có thể làm tăng axit dạ dày, gây ợ nóng.

Thực phẩm siêu chế biến

Các thực phẩm siêu chế biến như xúc xích, mì ăn liền,… có nhiều chất phụ gia, chất béo, có thể làm tình trạng khó tiêu nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, tiêu thụ hơn 4 phần thực phẩm siêu chế biến mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư, béo phì và huyết áp cao.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).