Vụ thai nhi tử vong liên quan Bệnh viện Thu Cúc: Bộ Y tế có công văn hỏa tốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Hà Nội hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa liên quan đến vụ thai nhi tử vong trong bụng mẹ.

Bộ Y tế vừa có công văn hỏa tốc liên quan đến sự cố ý khoa thai nhi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (Hà Nội).

Trong công văn hỏa tốc gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc ngày 12-4, Bộ yêu cầu bệnh viện tiếp tục giải quyết sự cố y khoa theo đúng quy định hiện hành.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cơ sở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - Ảnh: Website bệnh viện

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cơ sở Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội - Ảnh: Website bệnh viện

Bộ Y tế cũng đề nghị Sở Y tế TP Hà Nội chỉ đạo, phối hợp với bệnh viện, cơ quan chức năng để giải quyết các công việc phát sinh (nếu có).

Đồng thời đề nghị ngành y tế thủ đô hỗ trợ chuyên môn cho bệnh viện trong quá trình giải quyết sự cố y khoa này. Trong trường hợp cần thiết thành lập Hội đồng chuyên môn, có thể mời các chuyên gia của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, để có thêm thông tin về quá trình khám bệnh, chữa bệnh của bệnh nhân T.N.D., sau khi chuyển tuyến từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương ngày 27-3.

Trước đó, sau khi gia đình tố Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc tắc trách khiến thai nhi tử vong trong bụng mẹ, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) đã có công văn khẩn đề nghị bệnh viện kiểm tra, xác minh thông tin phản ảnh.

Ngày 11-4, đơn vị này đã nhận được báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội và báo cáo kết quả họp hội đồng chuyên môn của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc về sự cố y khoa tử vong thai nhi khi đến khám thai và sinh con tại bệnh viện này hồi tháng 3-2024.

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin một thai nhi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (cơ sở 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội).

Theo đó, chiều 9-4, gia đình chị T.N.D. (19 tuổi, trú tại Hà Nội) tố bệnh viện tắc trách khiến thai nhi tử vong trong bụng mẹ.

Người nhà sản phụ phản ánh chị D. mang thai con đầu lòng, có đăng ký gói khám thai và sinh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.

Ngày 15-3, khi thai nhi được 37 tuần 5 ngày, vợ chồng chị D. lại đến thăm khám, siêu âm cho thấy thiểu ối, tim thai dao động nhiều, thai nhi có dây rốn quấn cổ.

Thai phụ được giữ lại một đêm theo dõi, sáng 16-3 cho ra viện với chẩn đoán thai nhi đã ổn định và chỉ định nếu có gì bất thường đến viện kiểm tra lại.

Khi về nhà, sản phụ không xuất hiện triệu chứng lạ, không đau bụng nên ngày 27-3, khi thai nhi được 39 tuần 2 ngày, thai phụ đến bệnh viện khám theo lịch. Qua siêu âm bác sĩ chẩn đoán thai nhi ngừng tim, tử vong trong bụng mẹ.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).