Cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.
Bác sĩ thăm khám, điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. (Ảnh: Huy Hải/TTXVN)

Bác sĩ thăm khám, điều trị cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. (Ảnh: Huy Hải/TTXVN)

Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay, cả nước ghi nhận hơn 16.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong.

So với cùng kỳ năm 2023 số trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết giảm 1,6 lần, trong đó có 1 trường hợp tử vong (giảm 5 ca so với cùng kỳ).

Tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, toàn thành phố ghi nhận gần 600 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm 2023). Các quận, huyện có nhiều ca mắc là Đống Đa (89 ca), Hà Đông (67 ca), Hoàng Mai (46 ca), Hai Bà Trưng (39 ca), Chương Mỹ (33 ca), Bắc Từ Liêm (32 ca)…

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam lưu hành cả 4 týp virus Dengue, tuy vậy trong năm 2023 týp D2 chiếm 88%; năm 2024 týp D2 chiếm 70%. Phân bố theo thời gian trong năm cho thấy, trường hợp mắc sốt xuất huyết thường tăng cao từ tuần 26 đến tuần 47 (từ tháng 7 đến tháng 11).

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể bùng phát thành dịch do vi rút Dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt bệnh nhân đã nhiễm virus rồi truyền sang cho người bình thường. Bệnh có 3 giai đoạn chính: sốt, nguy hiểm và phục hồi.

Các chuyên gia nhận định rằng sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ mà năm nào cũng có số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.

Để phòng chống sốt xuất huyết, người dân cần loại bỏ bọ gậy, tiêu diệt muỗi trưởng thành khi có ổ dịch nhỏ; Khoanh vùng, cách ly điều trị bệnh nhân; Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường, tổ chức phun diệt muỗi tại các ổ dịch, trong cơ sở y tế điều trị…

Có thể bạn quan tâm

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chữa bệnh gì?

Lá ổi chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm, được ví như "thần dược" giúp điều trị tiểu đường, dị ứng, mụn nhọt, bảo vệ gan và hệ tiêu hóa.

Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai: Nối thành công bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân

Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai: Nối thành công bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân

(GLO)- Sáng 9-5, tin từ Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai, đơn vị vừa tiếp nhận cấp cứu và phẫu thuật thành công nối lại bàn chân đứt lìa cho bệnh nhân bị tai nạn giao thông nghiêm trọng. Hiện bệnh nhân qua cơn nguy kịch, mạch máu ở bàn chân được nối đã tái thông, ấm hồng.

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

Những thói quen ăn canh gây hại cho sức khỏe

(GLO)- Mâm cơm gia đình của người Việt luôn gắn liền với một tô canh nóng hổi, thơm ngon. Thế nhưng, ăn món canh như thế nào để đảm bảo các dưỡng chất có lợi cho cơ thể thì không phải ai cũng biết. Không ít người trong chúng ta hiện vẫn duy trì những thói quen ăn canh gây tổn hại cho sức khỏe.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai sẽ là bệnh viện đầu tiên tại tỉnh triển khai bệnh án điện tử

(GLO)- Chiều 3-5, Hội đồng tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quý Tường-Chủ tịch Hội Tin học Y tế Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn làm trưởng đoàn đã có buổi tư vấn, đánh giá hồ sơ bệnh án điện tử tại Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai.