Phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 19-5, WHO thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh và hiện đang xác minh virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Hiện tại, WHO ghi nhận nhiều đàn bò bị ảnh hưởng ở ngày càng nhiều bang của Mỹ, điều này cho thấy một bước tiến xa hơn về sự lây lan của virus sang động vật có vú. Virus này cũng đã được phát hiện trong sữa của động vật bị mắc bệnh.

Trước đó, ngày 18-4, Tiến sĩ Jeremy Farrar-Nhà khoa học trưởng tại WHO cho biết, việc H5N1 đang lây lan giữa động vật có vú đã làm gia tăng khả năng lây nhiễm cho con người và đặc biệt hơn cả là khả năng lây truyền từ người sang người.

Chủng virus A/H5N1 đã lây lan sang động vật có vú và đến nay đang tiến hóa và phát triển khả năng để lây cho con người. Ảnh nguồn Internet

Chủng virus A/H5N1 đã lây lan sang động vật có vú và đến nay đang tiến hóa và phát triển khả năng để lây cho con người. Ảnh nguồn Internet

Theo ông Farrar, chủng cúm A H5N1 đang trở thành đại dịch động vật toàn cầu vì sau khi lây lan trong gia cầm, chủng virus này lây lan sang động vật có vú và đến nay đang tiến hóa và phát triển khả năng để lây cho con người và dần dần có thể là lây từ người sang người.

Trong tháng 4, tại Mỹ đã ghi nhận trường hợp một người ở Texas mắc bệnh cúm gia cầm sau khi tiếp xúc với bò sữa. Trường hợp nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với động vật có vú đã làm tăng nguy cơ lây lan ở người. Theo Tiến sĩ Farrar: "Khi có sự truyền nhiễm giữa động vật có vú, khả năng lây lan ở người sẽ gia tăng".

Theo WHO, từ năm 2003 đến năm 2024, đã có 889 ca nhiễm và 463 ca tử vong do H5N1 gây ra trên 23 quốc gia, đưa tỷ lệ tử vong của bệnh này lên tới 52%. Sẽ có gần 20 loại vaccine ngừa cúm A/H5N1 được cấp phép sử dụng nếu xảy ra đại dịch và những loại vaccine này có thể được điều chỉnh phù hợp với chủng virus cụ thể đang lưu hành.

Tại Việt Nam, tích lũy từ năm 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 người nhiễm cúm A/H5N1, trong đó có 65 người tử vong (50,8%). Trường hợp tử vong gần nhất là vào tháng 3-2024, là bệnh nhân nam 21 tuổi (cư trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa).

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.