Việt Nam được chuyển giao phẫu thuật tật khúc xạ hiện đại nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Phương pháp mới giúp cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân bị tật khúc xạ. Đây là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam nhận chuyển giao kỹ thuật hiện đại này

Trung tâm mắt kỹ thuật cao, Bệnh viện Đông Đô (Hà Nội) vừa nhận chuyển giao công nghệ phẫu thuật tật khúc xạ SmartSight từ đối tác Đức.

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị cận thị bằng thiết bị mới

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bị cận thị bằng thiết bị mới

Bác sĩ Đinh Thị Phương Thủy, Giám đốc điều hành Bệnh viện Đông Đô, cho biết đây là công nghệ phẫu thuật bằng laser tiên tiến, sử dụng tia laser tạo ra mảnh mô giác mạc siêu mỏng. Bác sĩ phẫu thuật theo dõi qua kính hiển vi loại bỏ mảnh mô thông qua đường rạch nhỏ chỉ 2 mm, không tạo vạt giác mạc và làm giảm nguy cơ khô mắt sau phẫu thuật.

Công nghệ này cũng phẫu thuật điều trị độ cận thị và loạn thị cao hơn so với trước đây, với độ cận thị có thể lên tới 12 độ và loạn thị tới 6 độ. Lần đầu tiên Việt Nam được chuyển giao kĩ thuật hiện đại này.

PGS-TS Trần Anh Tuấn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt TP HCM, cho biết sự vượt trội của công nghệ SmartSight so với các phương pháp cũ là khả năng phục hồi thị lực nhanh chóng và độ chính xác cao trong quá trình phẫu thuật.

Tật khúc xạ gồm cận thị, viễn thị, loạn thị... là rối loạn về mắt thường gặp ở người trẻ Việt Nam. Số người mắc tật khúc xạ tăng mạnh những năm gần đây, nhất là khu vực thành thị. Trong đó, cận thị chiếm tỉ lệ cao nhất. Tỉ lệ cận thị ở TP Hà Nội và TP HCM có thể lên tới 50-70% ở học sinh.

Tại nhiều bệnh viện chuyên khoa mắt, số bệnh nhân đến khám vì mắc các tật khúc xạ gia tăng, đặc biệt vào mỗi dịp nghỉ hè.

Nhiều chuyên gia lý giải nguyên nhân dẫn đến các tật khúc xạ mắt có liên quan đến yếu tố di truyền, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, đặc biệt là tình trạng lạm dụng thiết bị điện tử.

Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của mắt (nhìn mờ, nheo mắt, nháy mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt...), cha mẹ nên đưa trẻ đến khám và điều trị kịp thời tại các cơ sở chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

Bác sĩ Kiều Văn Bước (bìa trái) sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ, hướng dẫn các y-bác sĩ trẻ trong quá trình công tác. Ảnh: N.N

Bác sĩ Kiều Văn Bước: Tận tâm với người bệnh

(GLO)- Với bề dày kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu và giàu lòng nhân ái, bác sĩ chuyên khoa II Kiều Văn Bước-Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) không chỉ là trụ cột tinh thần cho đồng nghiệp mà còn là ân nhân của rất nhiều người bệnh.