80% ca đột quỵ có thể phòng ngừa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hiệp hội Đột quỵ Mỹ ban hành hướng dẫn mới về cách phòng ngừa và đối phó đột quỵ - biến cố có thể gây chết người.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, có tới hơn nửa triệu người Mỹ bị đột quỵ mỗi năm và đây là nguyên nhân tử vong hàng thứ tư tại nước này. Tuy nhiên, có tới 80% các ca đột quỵ được coi là có thể phòng ngừa.

Hướng dẫn mới từ Hiệp hội Đột quỵ Mỹ (trực thuộc Hiệp hội Tim mạch Mỹ) chỉ ra 3 công cụ hàng đầu để chống lại tình trạng nguy hiểm này.

Đột quỵ có nguy cơ gây tử vong cao, nhưng vẫn có những cách để phòng ngừa - Minh họa AI: Anh Thư
Đột quỵ có nguy cơ gây tử vong cao, nhưng vẫn có những cách để phòng ngừa - Minh họa AI: Anh Thư

Thứ nhất, chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát một số yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, bao gồm cholesterol cao, đường huyết cao và béo phì.

Nhóm này khuyến nghị các loại thực phẩm trong chế độ ăn Địa Trung Hải như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và dầu ô liu, là những thứ giúp có thể giúp giảm mức cholesterol.

Điều này cần song song với việc hạn chế thịt đỏ và các nguồn chất béo bão hòa khác, ưu tiên sử dụng protein từ đậu, các loại hạt, gia cầm, cá và hải sản.

Đồng thời cần thực phẩm chế biến nhiều và thực phẩm, đồ uống có nhiều đường bổ sung, điều rất quan trọng để hạn chế calo, giúp kiểm soát cân nặng.

Thứ hai, là cách vận động cơ thể phù hợp để giảm nguy cơ đột quỵ.

Các thành viên nhóm chỉ ra đứng dậy và đi bộ ít nhất 10 phút mỗi ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ.

Tuy vậy, để thực sự chống lại đột quỵ hiệu quả, mỗi tuần bạn cần thực hiện ít nhất 150 phút tập thể dục ở mức độ vừa phải mỗi ngày, hoặc 75 phút tập mạnh mẽ.

Các chuyên gia cũng lưu ý cách bạn thực hiện không quan trọng lắm, hiệu quả vẫn đạt được cho dù bạn chọn phòng gym, máy chạy bộ tại nhà hay đơn giản là đi bộ hoặc chạy bộ trong khu phố.

Thứ ba, nếu mọi thứ không thể kiểm soát được, có thể tính đến các công cụ mới giúp giảm béo phì, là các loại thuốc giảm cân được các cơ quan quản lý y tế chấp nhận.

Tuy nhiên cho dù bạn có sử dụng các công cụ mới này, điều này vẫn cần song hành với chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý.

Hướng dẫn mới của Hiệp hội Đột quỵ Mỹ cũng đưa ra các hướng dẫn riêng cho bác sĩ nhằm sàng lọc bệnh nhân tốt hơn và can thiệp kịp thời.

Làm sao biết mình bị đột quỵ và làm thế nào?

Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, 3 trong số các triệu chứng đột quỵ phổ biến nhất là yếu mặt, yếu tay và khó nói.

Khi gặp các triệu chứng này, yếu tố thời gian là quan trọng nhất, vì tổn thương não có thể xảy ra nhanh chóng.

Các chuyên gia về đột quỵ đã đưa ra một từ viết tắt để giúp bạn ghi nhớ: FAST.

F là mặt (face), A là cánh tay (arm), S là nói (speech) và T là thời gian (time). Có nghĩa là nếu bạn nghĩ bản thân hay người thân có các triệu chứng của đột quỵ trên khuôn mặt, tay hoặc lời nói, hãy gọi cấp cứu ngay.

Theo Anh Thư (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

Gia Lai: Hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm

(GLO)- Ngày 18-12, tại TP. Pleiku, Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm Gia Lai tổ chức hội nghị hướng dẫn chuyên môn về điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm và bệnh phẩm khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai kế hoạch của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh.

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Việt Nam ghi nhận 2 ca bệnh cực hiếm, toàn cầu mới có 4 trường hợp

Ngày 14/12, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật với chuyên đề “Nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị tai mũi họng” được Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM tổ chức, các bác sĩ đã chính thức công bố về 2 ca mắc bệnh cực hiếm vừa được ghi nhận tại Việt Nam, y văn thế giới mới chỉ có 4 trường hợp được báo cáo.

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.