Việt Nam có khoảng 200.000 người mắc đột quỵ mỗi năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Các chuyên gia y tế cho biết, đột quỵ vẫn đang là thách thức lớn đối với hệ thống y tế Việt Nam và cộng đồng. Ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc đột quỵ, trong đó từ 10% đến 30% người bệnh diễn biến xấu và tử vong.

Đáng lo ngại nhất là nhiều người sống sót sau đột quỵ phải đối mặt với các di chứng nghiêm trọng như: không thể sinh hoạt độc lập, méo miệng, liệt nửa người, rối loạn giao tiếp…

gio-vang-cap-cuu-nguoi-dot-quy-la-khoang-4-6-gio-tu-khi-khoi-benh-anh-nguon-tto.jpg
Giờ vàng cấp cứu người đột quỵ là khoảng 4-6 giờ từ khi khởi bệnh. Ảnh nguồn TTO

Độ tuổi trung bình người dân Việt Nam hiện nay bị đột quỵ khoảng 65 tuổi; độ tuổi dưới 45 chiếm 7,2%. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nam gặp đột quỵ gấp 1,5 lần so với nữ (ở nước ngoài là nữ bị đột quỵ nhiều hơn nam).

Về phân loại đột quỵ, ở các nước phát triển, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chiếm 85%, chảy máu não khoảng 15%, nhưng tại Việt Nam, tỷ lệ đột quỵ nhồi máu não chiếm 76%, chảy máu não chiếm 24%.

Tỷ lệ người bị đột quỵ được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong 6 giờ đầu vẫn còn thấp, mới có 33% số người được cấp cứu. Trong đó, mới có 14% người bệnh vào cấp cứu được điều trị tái tưới máu hoặc sử dụng thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, sử dụng các dụng cụ cấy nối đường động mạch.

Về các yếu tố nguy cơ của bệnh đột quỵ phần lớn là do tăng huyết áp. Do đó, người dân cần thay đổi lối sống để kiểm soát tốt tăng huyết áp.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

Gia Lai: Ca mắc sởi tăng nhanh, bệnh viện quá tải

(GLO)- Từ đầu tháng 1-2025 đến nay, ca mắc sởi nhập viện điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Gia Lai) có chiều hướng tăng nhanh dẫn đến khoa Bệnh nhiệt đới bị quá tải. Đội ngũ y, bác sĩ nỗ lực hết mình để chăm sóc và điều trị cho người bệnh một cách tốt nhất.