4 sai lầm khi lên kế hoạch cải thiện sức khỏe trong năm mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vào dịp năm mới, nhiều người sẽ có thói quen đánh giá lại cuộc sống trong năm cũ và đề ra những mục tiêu mới. Một trong những mục tiêu thường thấy nhất là liên quan đến sức khỏe, chẳng hạn như giảm cân, ăn kiêng.
 
Đặt mục tiêu tập luyện không nên quá tham vọng, ví dụ như việc quyết tâm đi bộ 10 phút ngay sau giờ làm việc sẽ dễ thực hiện hơn chạy bộ 1 tiếng. Ảnh minh họa: Shutterstock
Khi lên kế hoạch, mọi người cần tránh các sai lầm sau:
Đặt mục tiêu chung chung
Đặt ra các mục tiêu chung chung thường sẽ khó thực hiện. Do đó, khi lên kế hoạch cải thiện sức khỏe trong năm mới, mọi người cần liệt kê thật cụ thể, MSN dẫn lời tiến sĩ Kathryn Ross, chuyên gia tâm lý học sức khỏe tại Đại học Florida (Mỹ).
Những mục tiêu cụ thể, có thể đong đếm được sẽ giúp đưa ra kế hoạch chính xác về những gì chúng ta muốn làm. Ví dụ, mục tiêu đặt ra không nên chỉ là giảm cân, mà phải cụ thể như mỗi ngày phải đi bộ 20 phút, ăn ít nhất 5 phần trái cây hay rau quả.
Đặt mục tiêu quá tham vọng
Khi đặt mục tiêu trong năm mới thì không nên đặt ra những thứ quá tham vọng. Thay vào đó, hãy viết ra giấy những thứ có thể làm được.
Vì dụ, quyết tâm đi bộ 10 phút ngay sau giờ làm việc sẽ dễ hoàn thành hơn nhiều so với chạy bộ 1 tiếng. Nếu mục tiêu quá cao, chúng ta sẽ ít có khả năng hoàn thành, dễ gây chán nản và sẽ sớm từ bỏ.
Hơn nữa, mục tiêu đi bộ 10 phút/ngày dù ít nhưng lại giúp hình thành thói quen tập luyện và tạo ra những thay đổi lớn với sức khỏe.
Mục tiêu quá xa trong tương lai
Các mục tiêu ăn kiêng, tập luyện không nên đặt quá xa mà cần có thời gian giới hạn. “Chúng tôi thường khuyến khích mọi người đặt ra mục tiêu kéo dài 1 tuần là tối đa”, tiến sĩ Ross nói.
Đặt các mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp dễ thực hiện hơn. Chẳng hạn, thay vì lập kế hoạch cho 1 tháng thì mọi người nên đặt kế hoạch cho 1 tuần, thực hiện từng tuần 1 và 4 tuần liên tục, các chuyên gia khuyến cáo, theo MSN.
Từ bỏ quá dễ dàng
Thất bại khi đặt ra mục tiêu ăn kiêng, giảm cân làđiều bình thường. Nó là một phần của quá trình tập luyện, ăn uống để có thân hình thon gọn hơn.
Nếu một lúc nào đó mà chúng ta không thể duy trì chế độ ăn kiêng hay tập thể dục thì cũng không sao. Mọi thứ hoàn toàn có thể bắt đầu lại vào ngày hôm sau hoặc tuần sau.
Các nghiên cứu về cai thuốc lá cho thấy với những người đang cai thuốc nhưng thỉnh thoảng vẫn hút lại thì cách tốt nhất là không nên bỏ cuộc. Thay vào đó, họ phải xem xét lại quá trình cai thuốc. Sau khi xem xét, họ sẽ tìm cách ngăn chặn bản thân hút lại và tiếp tục theo đuổi mục tiêu không thuốc lá, tiến sĩ Ross chia sẻ, theo MSN.
Ngọc Quý (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).