3 em nhỏ ở Krông Pa tử vong do đuối nước: Nỗi đau người ở lại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 1-7, trên địa bàn xã Ia Rsai (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) xảy ra vụ đuối nước khiến 3 cháu nhỏ tử vong tại hố chứa nước trong rẫy của gia đình. Cái chết thương tâm của những đứa trẻ lẽ ra vẫn được cha mẹ bế bồng chăm sóc đã một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tai nạn đuối nước.

“Từ nay, nhà vắng tiếng con cười”

Tang thương bao trùm con hẻm nhỏ tại buôn Puh Chík (xã Ia Rsai) sau cái chết đột ngột của 3 đứa trẻ ngoan ngoãn, hiền lành. 2 căn nhà nằm đối diện nhau, 3 chiếc quan tài phủ trắng khăn tang, bà con dân làng kéo đến chia buồn, hỗ trợ gia đình lo hậu sự ngày càng đông. Đôi mắt ai cũng ngấn lệ khi nghe tiếng khóc xé lòng của những người thân trong gia đình.

Chỉ vì sự chủ quan, sơ sẩy của những bậc làm cha, làm mẹ, 3 đứa trẻ gồm Rơ Ô H'Mơn (SN 2019), Rơ Ô Rok (SN 2021, cùng là con của anh chị Kpă Uế-Rơ Ô H'Duy); Rô Húc (SN 2019, con anh chị Rchâm Thiên-Rô H'Ét) đã ra đi mãi mãi.

3 em nhỏ ở Krông Pa tử vong do đuối nước: Nỗi đau người ở lại ảnh 1

Tang thương bao trùm 2 căn nhà đối diện nhau tại buôn Puh Chík (xã Ia Rsai). Ảnh: Vũ Chi

Sự việc đau lòng xảy ra trong rẫy của gia đình anh Rchâm Thiên (buôn Pan, xã Ia Rsai). Do rẫy mì của gia đình vừa mới trồng được hơn 1 tháng nên tranh thủ trời nắng, vợ chồng anh Uế và anh Thiên cùng lên rẫy làm cỏ mì. Xác định đi 1 tuần mới về nên họ đưa cả con nhỏ đi theo để tiện trông nom, chăm sóc. Rẫy sát nhau, 2 gia đình ở chung căn chòi rẫy của anh Thiên.

Như thường lệ, sau khi ăn uống, cho các con ngủ trưa, các anh chị tiếp tục cào cỏ. Đến khoảng 16 giờ, khi quay lại chòi chuẩn bị thu dọn đồ đạc trở về nhà để chủ nhật đi lễ nhà thờ, ai nấy chợt giật mình khi không thấy lũ trẻ đâu. Cả 2 gia đình vội vã tỏa đi tìm kiếm thì phát hiện cháu Rơ Ô Rok bị đuối nước nổi trên mặt hố nước cách chòi hơn 100 m. Đây là hố nước do gia đình anh Thiên tự đào trong rẫy của gia đình để phục vụ tưới cho cây trồng. 2 người cha vội lao xuống tìm kiếm thì phát hiện thêm Rơ Ô H'Mơn và Rô Húc chìm dưới đáy hố nước. Vớt các con lên, 2 gia đình vội đưa các cháu đi cấp cứu tại Trạm Y tế xã nhưng bác sĩ kết luận, các cháu đã tử vong trước đó.

“Ở trong rẫy 1 tuần, khi ba mẹ đi làm, các cháu chỉ chơi trong chòi rẫy hoặc chạy đi kiếm cha mẹ nên vợ chồng tôi cũng yên tâm làm cỏ, không nghĩ rủi ro xảy ra. Lúc thấy thi thể các con dưới hố, tôi như chết lặng. Hai vợ chồng lấy nhau 5 năm, có 2 đứa con, giờ thì các con bỏ chúng tôi mà đi thật rồi. Lỗi là tại vợ chồng tôi chủ quan, không trông chừng các con…”-anh Uế khóc nghẹn, 2 tay ôm mặt, gục đầu vào chiếc quan tài.

Không có hình nào các con chụp gần đây, anh Uế đành lấy tấm hình 2 con chụp kỷ niệm lúc tròn 1 tuổi để làm ảnh thờ. Nhìn nụ cười tươi tắn của 2 đứa trẻ trong tấm hình lẫn trong làn khói hương nghi ngút, ai cũng xót xa, không cầm được nước mắt.

Trong khi đó, bên căn nhà đối diện, người thân của cháu Rô Húc cũng ôm lấy quan tài khóc nghẹn. Anh Thiên đau đớn cho hay: Hố nước do gia đình tự đào cách đây 6 năm, diện tích khoảng 15 m2, sâu chừng 3 m. Mấy lần trước, khi vào rẫy, tôi thường đưa con gái 3 tuổi và con trai đi cùng. Lần này, do bà ngoại bị đau, muốn cháu gái ở nhà bầu bạn với ngoại cho đỡ buồn nên tôi chỉ đưa Húc cùng đi. “Con hay cười, hay nói. Tối đến, vợ chồng mệt nhoài nhưng thấy con là mọi mệt mỏi đều tan biến. Căn chòi lúc nào cũng rộn ràng tiếng con cười. Giờ thì chẳng còn được nghe tiếng cười đùa của con nữa rồi”-anh Thiên nhìn di ảnh con đau xót nói.

Hồi chuông cảnh tỉnh

Theo ông Đinh Đức Tư-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Rsai, mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền phòng tránh đuối nước cho trẻ em, nhất là trong dịp hè nhưng nhiều gia đình vẫn chủ quan. Buôn Puh Chík có khoảng hơn 300 hộ, trong đó có 67 hộ nghèo. Bà con trong buôn chủ yếu làm nông, ruộng rẫy cách xa khu dân cư nên mỗi lần lên rẫy, thường đi 1-2 tuần mới về. Con cái không có người trông coi chăm sóc nên các gia đình thường đưa con đi cùng. Trong khi cha mẹ làm rẫy, các cháu tự trông coi lẫn nhau. Tuy nhiên, điều này dẫn đến nhiều nguy cơ tai nạn thương tích cho trẻ, đặc biệt là tai nạn đuối nước bởi trong rẫy, các gia đình thường tự đào hố để lấy nước tưới cho cây trồng mà không chú ý làm rào chắn đảm bảo an toàn.

Đây là sự việc đau lòng, là mất mát lớn đối với gia đình, không chỉ để lại nỗi đau mà cả sự dằn vặt trong tâm trí những người làm cha, làm mẹ. Ngay sau khi nắm được thông tin, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể đã xuống thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ một phần kinh phí giúp gia đình lo hậu sự.

Hố nước nơi 3 em nhỏ tử vong (ảnh UBND xã Ia Rsai cung cấp).

Hố nước nơi 3 em nhỏ tử vong (ảnh UBND xã Ia Rsai cung cấp).

Trao đổi với P.V, ông Đinh Văn Đức-Phó Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Krông Pa-cho hay: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 3 vụ đuối nước khiến 7 em nhỏ tại các xã Chư Gu, Phú Cần và Ia Rsai tử vong. Nguyên nhân trực tiếp của các vụ đuối nước trẻ em là do thiếu sự quan tâm, giám sát của gia đình. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện tại, nguy cơ đuối nước ở trẻ luôn hiện hữu, nhất là tại các hồ chứa nước trong rẫy của các gia đình hay tại các sông, suối gần khu dân cư.

Để giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ, đặc biệt là tai nạn đuối nước, thời gian tới, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện sẽ phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể triển khai cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các sông, suối, ao, hồ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các gia đình trong việc quản lý, giám sát con em. Cùng với đó, phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chỉ đạo các cơ sở trường học có bể bơi nhân tạo mở các lớp dạy bơi cho thanh thiếu nhi, qua đó, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Kbang thực hiện cấp giấy CNQSDĐ cho 11/68 hộ được hỗ trợ nhà ở

(GLO)- Sáng 4-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh Gia Lai do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Kbang về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.

Khoảng lặng ở Tây Hồ

Khoảng lặng thôn Tây Hồ

(GLO)- Khoảng lặng chúng tôi muốn nói đến chính là cuộc sống của những người từng mắc bệnh phong, sống lặng lẽ ở xóm cùi thuộc thôn Tây Hồ (xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai).

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc những vùng quê nông thôn mới

(GLO)-Với việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, huy động nguồn lực thực hiện, đến nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân tại các xã nông thôn mới cũng được nâng lên rõ rệt.

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

Xã Gào đẩy mạnh truyền thông giảm nghèo

(GLO)- Bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, thời gian qua, xã Gào (TP. Pleiku) đã đẩy mạnh công tác truyền thông giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Qua đó, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao thu nhập của người dân và giảm nghèo bền vững.