19 tỉnh 'phớt lờ' yêu cầu báo cáo dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù Bộ GD-ĐT đã yêu cầu nhưng 19 tỉnh/thành vẫn chưa gửi báo cáo về tình hình triển khai thực hiện thông tư 29 về dạy thêm, học thêm.

Bộ GD-ĐT chiều 28-3 đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp, tổ chức thi tốt nghiệp THPT và đánh giá việc thực hiện thông tư 29 năm 2024 về việc quản lí dạy thêm, học thêm (DTHT).

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Thái Văn Tài phát biểu tại hội nghị
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Thái Văn Tài phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông, Bộ GD-ĐT, cho hay qua kiểm tra thực tiễn tại một số địa phương và tổng hợp báo cáo của các Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT nhận thấy việc triển khai thực hiện Thông tư số 29 chưa được hiệu quả ở một số địa phương.

Nguyên nhân đầu tiên là do một số nơi đã buông lỏng quản lý, dẫn tới DTHT tràn lan, chưa thực hiện đúng các quy định tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về quản lí DTHT.

Thứ hai, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường để thực hiện các nội dung dạy học chính khóa, chưa khai thác hết nguồn lực để dạy học theo nhu cầu người học theo quy định.

Thêm vào đó, Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Bộ GD-ĐT cũng chỉ ra vẫn còn địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn, ban hành quy định tại địa phương, dẫn tới lúng túng trong triển khai. Sự phối hợp giữa các sở, ngành trong triển khai các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường có nơi chưa kịp thời nên một bộ phận giáo viên có nhu cầu dạy thêm hoang mang, lo lắng.

Việc chỉ đạo các cơ sở giáo dục điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường để phù hợp với quy định của Thông tư ở một số nơi chưa kịp thời, sẵn sàng từ thời điểm Thông tư ban hành.

Còn một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên chưa hiểu hết quy định, tinh thần của Thông tư số 29.

Những vấn đề khách quan như thiếu cơ sở vật chất trường lớp; cha mẹ học sinh dựa vào nhà trường, giáo viên do cha mẹ học sinh không có đủ thời gian, kiến thức để kèm con học, kỳ vọng vào thành tích học tập cao của con em mình, áp lực thi cử lớn; học sinh còn chưa thực sự chủ động trong học tập và có thể tự học… cũng tạo nên những băn khoăn khi Thông tư số 29 đi vào triển khai.

Ông Thái Văn Tài cũng chỉ ra một loạt những giải pháp cần tăng cường trong thời gian tới.

Đó là tiếp tục tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác tuyên truyềnvề nội dung, ý nghĩa của Thông tư số 29. Nâng cao hiệu quả công tác chuyên môn, đổi mới phương pháp, đa dạng hình thức tổ chức dạy học, đặc biệt chú trọng đổi mới, đa dạng hình thức kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực người học, không đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt của chương trình, không gây áp lực về điểm số.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng phương án tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6 và lớp 10 bảo đảm phù hợp với thực tế của địa phương và các quy định hiện hành, giảm áp lực, giảm tốn kém, góp phần giảm DTHT không đúng quy định.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất bảo đảm học 2 buổi/ngày. Tăng cường huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng đủ trường, lớp và bảo đảm chất lượng để mọi học sinh trong độ tuổi phổ cập giáo dục được đến trường, giảm áp lực trong tuyển sinh…

Đề xuất ngay giải pháp cho học sinh ôn thi lớp 9, 12 tránh xáo trộn việc giảng dạy tại các nhà trường.

Ông Thái Văn Tài cho biết dù Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các Sở GD-ĐT báo cáo tình hình triển khai thực hiện thông tư 29 nhưng vẫn còn 19 tỉnh/ thành phố chưa gửi báo cáo gồm: An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Dương, Hòa Bình, Kon Tum, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Sơn La, Tây Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

Theo ông Thái Văn Tài, cần nhắc nhở nghiêm khắc đối với các địa phương này.

Theo Yến Anh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Phổ thông Đỗ Đức Quế, trong giai đoạn 2020 – 2024, cả nước ghi nhận khoảng 8.700 dự án khởi nghiệp đến từ học sinh phổ thông – một con số thể hiện sự chuyển biến rõ rệt trong tư duy và hành động của học sinh.

Đón con cổng trường

Đón con cổng trường

(GLO)- Đi ngang qua cổng một trường tiểu học trong thành phố, tôi thấy những chiếc xe máy của phụ huynh được dựng ngay ngắn, đầu xe hướng xuống đường, tuần tự xe trước xe sau. Hình ảnh ấy đã gợi cho tôi nhiều suy nghĩ.

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

Pleiku: Thêm 2 trung tâm ngoại ngữ giải thể

(GLO)- Ngày 17-4, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai Lê Duy Định ký ban hành Quyết định số 290/QĐ-SGDĐT về việc giải thể Trung tâm ngoại ngữ The Star (có địa điểm hoạt động tại số 74 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku), thuộc Công ty TNHH The Star English Center.

Đổi mới giáo dục từ sáng tạo đồ dùng dạy học

Đổi mới giáo dục từ sáng tạo đồ dùng dạy học

(GLO)- Sáng tạo đồ dùng dạy học để phục vụ công tác giảng dạy là giải pháp mà nhiều trường mầm non ở huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đang thực hiện. Không chỉ phát huy được năng lực của đội ngũ giáo viên, hoạt động này còn góp phần đáp ứng yêu cầu về đổi mới giáo dục toàn diện.

Gia Lai: Tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”

Gia Lai: Tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”

(GLO)- Ngày 16-4, tại Khách sạn Pleiku (TP. Pleiku), Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam và Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai tập huấn “Sử dụng, phát triển nội dung của thư viện số miễn phí cho học sinh Việt Nam”.