Yang Trung "cán đích" nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Yang Trung (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã cán đích 19/19 tiêu chí; cơ sở hạ tầng nông thôn ngày một khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã có nhiều khởi sắc.
Người dân chung sức xây dựng NTM
Năm 2011, bước vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, xã Yang Trung gặp nhiều khó khăn bởi sản xuất nông nghiệp lạc hậu, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tuy nhiên, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức của người dân, đến nay, xã đã đạt chuẩn NTM.
Ông Đinh Mlinh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Hle Hlang-phấn khởi cho biết: “Từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, ngoài các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, bà con trong làng tích cực tham gia các phong trào do huyện, xã phát động. Nhiều hộ tự nguyện hiến đất làm đường giao thông nông thôn và đóng góp ngày công lao động. Theo đó, 81 hộ gia đình trong làng đã hiến gần 18.000 m2 đất để làm đường giao thông cùng những công trình khác đáp ứng các tiêu chí trong xây dựng NTM”.
Từ năm 2018 đến nay, Phòng Tư pháp và Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện đã giúp đỡ xã Yang Trung về nhiều mặt. Đặc biệt, 2 thôn người Kinh đã kết nghĩa với làng Hle Hlang và làng Tnang nhằm giúp đỡ bà con cùng nhau phát triển kinh tế.
Trưởng thôn 9 Phạm Văn Liệm cho hay: “Từ khi thực hiện Chương trình xây dựng NTM, bà con trong thôn hiến đất, góp ngày công lao động và tiền làm đường giao thông nông thôn, lắp đặt điện thắp sáng trên các trục đường thôn. Đặc biệt, thôn 9 còn kết nghĩa với làng Hle Hlang. Các đoàn thể của thôn xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng bào Bahnar trong làng thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đưa giống mới vào sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững”.
Bên cạnh đó, thôn 9 còn vận động bà con chủ động chỉnh trang hàng rào, ngõ xóm ngay ngắn, trồng hoa ven đường để tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Đồng thời, chung sức giúp đỡ làng Hle Hlang trở thành làng NTM kiểu mẫu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
 Bà Nguyễn Thị Lác (xã Yang Trung, huyện Kông Chro)trồng na Thái cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Nguyễn Diệp
Bà Nguyễn Thị Lác (xã Yang Trung, huyện Kông Chro) trồng na Thái cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Nguyễn Diệp
“Cán đích” NTM  
Xã Yang Trung hiện có 674 hộ sống tập trung tại 4 thôn, làng và 2 cụm dân cư. Đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Toàn xã có 160 ha mía, 303 ha bắp lai, 453,8 ha cây tinh bột có củ, 499 ha đậu, 90 ha cây ăn quả. Sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến nay, Yang Trung là xã đầu tiên của huyện Kông Chro “cán đích” NTM với cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang sạch đẹp; đời sống vật chất tinh thần người dân được nâng cao.
Ông Đặng Thế Quyền-Chủ tịch UBND xã Yang Trung-thông tin: “Năm 2017, Yang Trung được chọn làm điểm xây dựng NTM giai đoạn 2017-2020 của huyện. Từ đó đến nay, cả hệ thống chính trị tập trung tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM để “cùng làm, cùng hưởng thụ”. Trong quá trình thực hiện đã có 122 hộ gia đình hiến hơn 26.000 m2 đất, tham gia 550 ngày công lao động, đóng góp 380 triệu đồng làm đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, địa phương xây dựng nhiều mô hình sản xuất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, góp phần giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân. Nếu năm 2015 thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 12 triệu đồng thì đến cuối năm 2019 đạt trên 38 triệu đồng”.
Trao đổi với P.V, ông Võ Văn Hưng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT, Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM huyện Kông Chro-cho biết: Hiện nay, cấp ủy, chính quyền địa phương đã lấy ý kiến của người dân về sự hài lòng trong xây dựng NTM. Sắp tới, đoàn kiểm tra của huyện sẽ thẩm tra, đánh giá các tiêu chí đã hoàn thiện, sau đó sẽ trình các sở, ngành của tỉnh thẩm tra, đề nghị UBND tỉnh công nhận Yang Trung đạt chuẩn NTM.
NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.