Xoài Ðak Gằn ở Đak Nông hướng tới thị trường xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Vùng sản xuất xoài ở xã Đak Gằn, huyện Đak Mil (tỉnh Đak Nông) đang có bước chuyển mình trong sản xuất. Trong đó, nông dân đã áp dụng các quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn, hướng tới thị trường xuất khẩu.
Theo thông tin từ báo Đak Nông, gia đình chị Trần Thị Hà (thôn Xuân Thượng, xã Đak Gằn) đã 5 năm sản xuất xoài. Vườn xoài 1,8 ha của chị đến nay đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
"Sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP bảo đảm được chất lượng, giúp người dân yên tâm hơn về đầu ra. Điều này đã giúp bà con nông dân thay đổi cách thức sản xuất theo hướng an toàn, bền vững"-chị Hà cho biết.
Người dân xã Đắk Gằn (huyện Đắk Mil, tỉnh Đak Nông) sản xuất xoài theo quy trình VietGAP để nâng giá trị sản phẩm. Ảnh: Báo Đak Nông
Người dân xã Đắk Gằn (huyện Đắk Mil, tỉnh Đak Nông) sản xuất xoài theo quy trình VietGAP để nâng giá trị sản phẩm. Ảnh nguồn Báo Đak Nông
Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Mil trên địa bàn có khoảng 1.000 ha xoài, chủ yếu tập trung tại xã Đak Gằn (huyện Đắk Mil, tỉnh Đak Nông). Năm 2019, Hội Nông dân tỉnh đã đầu tư xây dựng vùng sản xuất xoài bền vững đạt chứng nhận VietGAP ở xã Đak Gằn.
Hiện nay, xoài Đak Gằn đã có mã QR, đạt chứng nhận VietGAP, OCOP và sắp tới sẽ có mã vùng trồng. Chính quyền địa phương, ngành chức năng cũng đang xúc tiến các bước để tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho xoài Đak Gằn, nhất là Trung Quốc và khu vực châu Âu.
Tại Gia Lai hiện có hàng ngàn héc ta cây ăn quả như: bơ, sầu riêng, xoài, chanh dây, chuối, thanh long, nhãn, mít... Toàn tỉnh có 55 mã số vùng trồng với tổng diện tích hơn 5.775 ha. Trong đó, có 6 mã số vùng trồng xoài tại huyện Ia Pa, Chư Prông; 8 mã số vùng trồng thanh long tại huyện Ia Pa, Chư Prông, Mang Yang, Đak Pơ, Ia Grai và thị xã An Khê; 10 mã số vùng trồng mít tại huyện Chư Prông, Mang Yang, Ia Grai, Chư Pưh, Chư Păh và thị xã An Khê...
THIÊN MINH

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.