Xét xử sai phạm tại SAGRI

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong vụ án này, tòa xác định với tội danh “tham ô tài sản”, SAGRI là nguyên đơn dân sự.

Theo lịch xét xử, từ ngày 6 - 17.12, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “tham ô tài sản”, “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “che giấu tội phạm” đối với 19 bị cáo liên quan đến sai phạm xảy ra tại SAGRI.

Trong đó có các bị cáo: Lê Tấn Hùng (58 tuổi, cựu Tổng giám đốc Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn - SAGRI), Trần Vĩnh Tuyến (56 tuổi, cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM), Trần Trọng Tuấn (cựu Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM).

Trong vụ án này, tòa xác định với tội danh “tham ô tài sản”, SAGRI là nguyên đơn dân sự. Đối với tội danh “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”, hành vi phạm tội của các bị cáo kết thúc tháng 5.2018, sau khi bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành nên UBND TP.HCM được xác định là người bị hại; Tổng công ty Phong Phú, Công ty CP du lịch Thanh niên xung phong, Công ty TNHH thương mại dịch vụ lữ hành Hòa Bình Quốc Tế được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.


 

 
 Dự án khu nhà ở tại KP.4, P.Phước Long B, Q.9 (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM). Ảnh chụp ngày 5.12.2021- Ảnh: Song Mai
Dự án khu nhà ở tại KP.4, P.Phước Long B, Q.9 (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM). Ảnh chụp ngày 5.12.2021- Ảnh: Song Mai


Chuyển nhượng dự án trái luật

Theo cáo trạng, UBND TP.HCM giao khu đất thuộc sở hữu nhà nước có diện tích hơn 36.676 m2 tại KP.4, P.Phước Long B, Q.9 (nay là TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho SAGRI (doanh nghiệp (DN) 100% vốn nhà nước, do UBND TP.HCM là chủ sở hữu) thực hiện dự án nhà ở. Năm 2008, SAGRI ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Tổng công ty Phong Phú để cùng hợp tác kinh doanh đầu tư dự án.

Năm 2015, bị cáo Lê Tấn Hùng biết dự án khu nhà ở tại KP.4, P.Phước Long B, Q.9 chỉ xây dựng được 80% công trình kỹ thuật hạ tầng; chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung liên quan đến việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất làm tăng diện tích nhóm đất ở biệt thự nên chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng, nhưng vẫn chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện thủ tục, ký văn bản đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận để chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Tổng công ty Phong Phú; ký hợp đồng và các văn bản khác hoàn tất việc chuyển nhượng dự án hơn 168 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, cáo trạng nêu quá trình chuyển nhượng dự án không được thẩm định giá theo giá thị trường, không tiến hành đấu giá. Các bên tự thỏa thuận giá trị dự án và thực hiện các thủ tục chuyển nhượng, trái với quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN; pháp luật về kinh doanh bất động sản, đất đai, luật Doanh nghiệp, gây thiệt hại thất thoát cho ngân sách nhà nước hơn 672 tỉ đồng.

Ngoài hành vi nêu trên, năm 2016, bị cáo Hùng chỉ đạo cấp dưới lập khống 10 hồ sơ, hợp đồng cho cán bộ, nhân viên SAGRI đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài, chiếm đoạt hơn 13,3 tỉ đồng của SAGRI để sử dụng vào mục đích cá nhân. Quá trình điều tra, toàn bộ số tiền tham ô này đã được các bị can liên quan khắc phục hậu quả.

Đồng ý cho chuyển nhượng vì nể nang

Với vai trò là Phó chủ tịch UBND TP.HCM, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến đã ký quyết định chấp thuận chuyển nhượng dự án phát triển khu nhà ở tại KP.4, P.Phước Long B do SAGRI làm chủ đầu tư cho Tổng công ty Phong Phú.

Cáo trạng đánh giá, các bị cáo là cán bộ, lãnh đạo tại UBND TP.HCM, Sở Xây dựng… trong vụ án này với chức trách nhiệm vụ và vị trí của mình, phải biết việc SAGRI góp vốn thực hiện dự án rồi sau đó chuyển nhượng dự án cho Tổng công ty Phong Phú thực chất là chuyển nhượng phần vốn góp ra bên ngoài của DN có 100% vốn nhà nước; biết SAGRI chưa xây dựng đề án tái cơ cấu DN, chưa có phương án thoái vốn trình UBND TP.HCM phê duyệt; SAGRI chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính; biết việc chuyển nhượng là trái quy định pháp luật, nhưng các bị cáo vì động cơ cá nhân khác nhau, trong đó theo lời khai của các bị cáo Tuyến, Tuấn là do nể nang bị cáo Hùng, nên dù biết sai các bị cáo vẫn chấp thuận cho SAGRI chuyển nhượng dự án không đảm bảo tính công khai, minh bạch và theo giá thị trường.

Tại CQĐT, các bị cáo khác là cán bộ thuộc các sở, ban, ngành của TP.HCM liên quan trong vụ án cũng khai nhận hành vi phạm tội của mình, và thừa nhận thực hiện các sai phạm một phần do nể nang trong thực hiện công vụ.

Theo cáo trạng, việc các bị cáo tiến hành, cho phép chuyển nhượng dự án trái quy định, không yêu cầu định giá dự án để tiến hành đấu giá, là nguyên nhân chính gây hậu quả thiệt hại, thất thoát đặc biệt lớn cho nhà nước.

 


Thực trạng dự án nhà ở KP.4, P.Phước Long B

Sau khi SAGRI chuyển nhượng dự án trái pháp luật cho Tổng công ty Phong Phú, đến tháng 7.2019 (thời điểm khởi tố vụ án), Tổng công ty Phong Phú đã hợp tác với bên thứ 3 bằng 79 hợp đồng (68 hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai và 11 hợp đồng vay vốn), thu về 115 tỉ đồng.

Hiện nay người dân mua đất đã tự xây dựng 36 căn nhà, trên tổng 79 lô đất của dự án. Còn lại hơn 6.350 m2 đất xây nhà chung cư và 20.757 m2 đất để xây trường học, công viên.

Ngày 19.7.2019, UBND TP.HCM chỉ đạo các đơn vị trực thuộc giữ nguyên hiện trạng, thủ tục pháp lý và tạm dừng mọi biến động đối với dự án. Tuy nhiên theo CQĐT, việc tạm dừng, thu hồi các văn bản liên quan chỉ là nhằm khắc phục hậu quả, không có hiệu lực thu hồi lại được dự án đã chuyển nhượng bằng hợp đồng có công chứng xác nhận. Hơn nữa, hiện trạng dự án là Tổng công ty Phong Phú đã hợp tác với bên thứ 3. Vì vậy, hành vi của các bị cáo gây thiệt hại cho nhà nước chưa được thu hồi.

Theo kết luận định giá tài sản vào tháng 12.2019: giá trị quyền sử dụng đất đã có hạ tầng tại thời điểm ký Hợp đồng chuyển nhượng dự án (ngày 22.12.2017) là hơn 541 tỉ đồng; tại thời điểm khởi tố vụ án, ngày 5.7.2019, là hơn 864,6 tỉ đồng. Từ đó, cáo trạng xác định thiệt hại trong vụ án là hơn 672 tỉ đồng (864,6 tỉ đồng trừ (-) hơn 168 tỉ đồng là giá trị chuyển nhượng toàn bộ dự án - 20 tỉ đồng là lợi thế thương mại theo thỏa thuận - hơn 4,2 tỉ đồng thuế GTGT).
Bị cáo Lê Tấn Hùng và Nguyễn Thị Thúy (nguyên Kế toán trưởng SAGRI) bị truy tố về 2 tội “tham ô tài sản” và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Trong đó, với tội “tham ô tài sản”, khung hình phạt của bị cáo Hùng là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

9 bị cáo bị truy tố về tội “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, gồm: Trần Vĩnh Tuyến, Trần Trọng Tuấn, Vân Trọng Dũng (cựu Chủ tịch HĐTV SAGRI), Hồ Văn Ngon (cựu Phó tổng giám đốc SAGRI), Lê Văn Thanh (cựu Phó chánh văn phòng UBND TP.HCM), Phan Trường Sơn (cựu Phó giám đốc Sở QH-KT TP.HCM), Nguyễn Thanh Chương (cựu Trưởng phòng Đô thị thuộc Văn phòng UBND TP.HCM), Trần Quốc Đạt (cựu Phó trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản, Sở Xây dựng TP.HCM), Lê Tấn Hòa (cựu chuyên viên Sở Xây dựng TP.HCM).

5 bị cáo bị truy tố tội “tham ô tài sản”: Nguyễn Thị Tuyết Mai (cựu Trưởng phòng Nhân sự hành chính SAGRI), Trần Văn Trường (cựu Giám đốc Công ty CP du lịch Thanh niên xung phong), Đỗ Sĩ Hoài Thanh (cựu Kế toán trưởng Công ty CP du lịch Thanh niên xung phong), Đoàn Quang Hồi (cựu Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ lữ hành Hòa Bình Quốc Tế), Nguyễn Thị Nguyên (cựu Kế toán trưởng Công ty TNHH thương mại dịch vụ lữ hành Hòa Bình Quốc tế).

2 bị cáo bị truy tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”: Dư Huy Quang (cựu Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM), Nguyễn Thị Thanh An (cựu Phó giám đốc Nhân sự hành chính SAGRI).

Riêng bị cáo Lê Thị Diệp Cẩm (cựu Phó trưởng phòng Nhân sự hành chính SAGRI) bị truy tố về tội “che giấu tội phạm”.


Theo PHAN THƯƠNG (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

SEA Games 32 loại thêm môn thế mạnh của Việt Nam

Trong phiên họp trực tuyến mới đây với sự tham dự của đại diện 10 Ủy ban Olympic quốc gia - trừ Timor Leste, Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) đã yêu cầu quốc gia đăng cai SEA Games 31 cập nhật tình hình các trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm khi thi đấu hồi tháng 5-2022 tại Việt Nam, trong đó có 5 trường hợp của đoàn thể thao chủ nhà.
Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Thầy Park khó nghĩ khi Quang Hải sa sút

Việc Quang Hải sa sút phong độ là nguyên nhân chính khiến tuyến giữa tuyển Việt Nam chơi không tốt trong trận hòa Thái Lan 2-2. Điều này, buộc HLV Park Hang-seo phải tính đến phương án thay Quang Hải.
Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

Chờ lời chia tay ngọt ngào của thầy Park

(GLO)- 19 giờ 30 phút ngày 13-1, đội tuyển Việt Nam bước vào trận chung kết lượt đi AFF Cup 2022 với Thái Lan. Trận đấu trong mơ này sẽ là cơ hội cho huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đòi lại món nợ trước người Thái để có lời chia tay ngọt ngào với bóng đá Việt.
Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

Tuyển Việt Nam sẵn sàng gặp Thái Lan

AFF Cup 2022 hứa hẹn kết thúc cực kỳ hấp dẫn với trận chung kết trong mơ giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan. HLV Park Hang-seo cũng có cơ hội đánh bại 'Voi chiến' ở một giải đấu chính thức để khép lại triều đại thành công của mình.
Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

Giải bóng đá mini thanh niên khối THPT TP. Pleiku: Gay cấn, hấp dẫn đến phút cuối

(GLO)- Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, kịch tính, giải bóng đá mini 5 người thanh niên khối THPT năm 2023 do Thành Đoàn và Hội LHTN Việt Nam TP. Pleiku tổ chức đã khép lại. Giải góp phần tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, tạo mối quan hệ đoàn kết trong hội viên thanh niên khối trường THPT trên địa bàn thành phố.