Xây dựng trái phép chờ đền bù trên đường Hồ Chí Minh: Kiên quyết xử lý vi phạm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Các tổ chức đoàn thể xã Nghĩa Hòa và huyện Chư Pah đang tích cực vận động 33 hộ dân xây dựng 44 công trình không phép tại thôn 3 và thôn 6 tự tháo dỡ. Trong tháng 3 này, các hộ dân không tự tháo dỡ, huyện sẽ thực hiện cưỡng chế.

Thấp thỏm... nhưng không tháo dỡ

Nhiều nhà rẫy chuyển thành nhà xây kiên cố chờ đền bù tại thôn 3, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah. Ảnh: N.G
Tường rào kiên cố quanh vườn cà phê. Ảnh: N.G

Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh đô thị Pleiku đi qua địa bàn huyện Chư Pah, Ia Grai, Chư Prông và TP. Pleiku với chiều dài 30,33 km, tổng mức đầu tư 844,58 tỷ đồng. Đây là tuyến đường có vai trò và ý nghĩa quan trọng, giúp hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Khi nghe thông tin này, nhiều hộ dân thuộc xã Nghĩa Hòa nghĩ rằng đường sẽ phóng qua khu vực đất nơi mình ở. Theo đó, ngay đầu năm 2016, người dân tại đây âm thầm tập trung vật liệu, dựng nhà ở, cơi nới các công trình phụ trợ, xây hồ chứa... chờ đền bù.


 

Những ngôi nhà dựng lên chờ đền bù tại thôn 3, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah. Ảnh: N.G
Những ngôi nhà dựng lên chờ đền bù tại thôn 3, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Pah. Ảnh: N.G

Vào giữa tháng 6-2016, UBND huyện Chư Pah chính thức công bố quy hoạch tuyến đường tránh đô thị Pleiku qua địa bàn huyện. Thời điểm này, người dân tại thôn 3 và thôn 6 đã biến con đường đất của thôn mình thành công trường thu nhỏ, nhiều người gọi vui đây là “khu đô thị mới”. Không chỉ dựng lên những căn nhà, có hộ xây hẳn bể chứa nước, chuồng trại chăn nuôi, tường rào kiên cố quanh vườn cà phê. Ngoài ra, người dân có đất 2 bên tỉnh lộ 673 cũng tiến hành trồng các loại cây trong khu đất của gia đình cùng chung mục đích “chờ phá”. Những ngày đầu tháng 3, các công trình được người dân xây mới đã hoàn thiện. Những ngôi nhà nằm sát bên nhau. Phần lớn các ngôi nhà đều chung tình cảnh cửa đóng, then cài không một bóng người. Theo một người dân tại thôn 3, để xây dựng được một căn nhà như vậy, chủ nhân bỏ ra trên 100 triệu đồng.

Sau nhiều lần dò hỏi tại thôn 3, chúng tôi gặp anh N.L.S. Anh S. thừa nhận: “Khi nghe thông tin đường Hồ Chí Minh đi qua đây, gia đình tôi bàn nhau xây thêm 1 hồ cá với kinh phí khoảng 40 triệu đồng”. Theo kết quả đo đạc mới nhất, nhà anh S. có 300 m2 nằm trong diện giải phóng mặt bằng, hồ cá cũng nằm trong số đó. “Các ngành chức năng đo đạc chứ chưa nói đền bù như thế nào, giá bao nhiêu. Từ khi thấy nhân viên đến đo đạc, nhiều người đã cho xây dựng nhà cửa. Tuy nhiên, nhiều người xây xong nhà nhưng lại không nằm trong diện giải tỏa. Còn số đông thuộc diện di dời và nóng lòng ngóng tin từng ngày chuyện bồi thường”-anh S. nói.

 

Tường bao thay cho các cọc rào thép gai. Ảnh: N.G
Tường bao thay cho các cọc rào thép gai. Ảnh: N.G

Không đền bù nếu xây dựng trái phép

Theo báo cáo mới nhất của UBND huyện Chư Pah, đến nay có 34 hộ gia đình xây dựng mới với 44 công trình nằm trong phạm vi quy hoạch đường tránh. Ủy ban nhân dân xã Nghĩa Hòa cũng đã lập hồ sơ vi phạm và ban hành quyết định đình chỉ công trình vi phạm. Trong số này có 1 hộ tại xã Hòa Phú đã tự tháo dỡ.

Ông Lê Văn Thành-Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hòa, cho biết: Sau khi phát hiện nhiều hộ dân tại thôn 3 và thôn 6 xây dựng nhà không phép, chúng tôi đã huy động cả hệ thống chính trị tuyên truyền, đi kèm với đó là kiểm tra, kiên quyết ngăn chặn. Đối với những công trình đã xây, UBND xã đã lập biên bản vi phạm hành chính. Có nơi, UBND huyện ra quyết định xử phạt.  

Hiện nay, UBND huyện Chư Pah đã lập nhiều phương án giải tỏa, trong đó có cả phương án cưỡng chế. Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Ngọc Quang-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah thừa nhận: “Để xảy ra sự việc trên ảnh hưởng đến công tác triển khai dự án là một phần trách nhiệm của huyện. Tiến độ bàn giao mặt bằng có chậm so với chỉ đạo của UBND tỉnh. Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập hội đồng cưỡng chế và lên các phương án tháo dỡ các công trình vi phạm. Trước khi tiến hành thực hiện tháo dỡ, huyện sẽ báo cáo UBND tỉnh để có hướng chỉ đạo. Hiện tại, các cấp, ngành của huyện đã thành lập tổ công tác vận động các hộ vi phạm tự tháo dỡ. Chúng tôi đang để cho dân có thời gian tự nguyện tháo dỡ nhằm tận dụng vật liệu. Nếu không chấp hành, chúng tôi sẽ cho cưỡng chế tháo dỡ”.

Nguyễn Giác

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

Pleiku: Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân đạt giải nhất tại chương trình ngoại khóa liên trường

(GLO)- Ngày 12-4, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Trường Tiểu học-THCS Bùi Thị Xuân phối hợp với Trường THCS Trưng Vương, THCS Nguyễn Văn Cừ, Trung tâm Ngoại ngữ Lanna-Popodoo Pleiku tổ chức chương trình ngoại khóa liên trường câu lạc bộ tiếng Anh năm học 2024-2025 dành cho học sinh khối 9.

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

(GLO)- Nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” cho người nghèo, thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Gia Lai đã huy động sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng những căn nhà chữ thập đỏ, mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình.