Xây bể xử lý rác thải tại đồng ruộng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hợp tác xã Nông nghiệp Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) có 58 thành viên là nông dân trong xã. Hợp tác xã chuyên làm dịch vụ tưới tiêu cho 125 ha lúa nước trên nhiều cánh đồng, trong đó có cánh đồng Dun rộng hơn 50 ha là “cánh đồng lúa lớn một giống”.
 

Bể chứa và xử lý rác thải trên cánh đồng.                                                                       Ảnh: Đ.P
Bể chứa và xử lý rác thải trên cánh đồng. Ảnh: Đ.P

Lâu nay, bà con nông dân thường vứt các loại rác thải tại ruộng. Lâu ngày, rác thải tích tụ càng nhiều trên đồng ruộng, kể cả những loại rác độc hại, khó phân hủy như: túi ni lông, chai lọ, bao bì dựng thuốc bảo vệ thực vật. “Chính thói quen vứt rác thải bừa bãi trên cánh đồng vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa gây nguy hại cho bà con nông dân vì đã có không ít người giẫm phải mảnh sành chảy máu khi đi thăm ruộng”-ông Kpă Nhang (thôn Plei Đáp, xã Ayun Hạ) nói.

Để giải quyết những tồn tại đó, từ 2 tháng nay, Hợp tác xã Nông nghiệp Đoàn Kết đã đầu tư kinh phí xây dựng bể chứa và xử lý rác thải trên cánh đồng Dun. Ông Lại Trung Truyền-Giám đốc Hợp tác xã, cho hay: “Dọc theo các tuyến kênh trên cánh đồng Dun, Hợp tác xã đã xây dựng 5 bể chứa và xử lý rác thải. Mỗi bể có dung tích 1,5 m3, được xây bằng gạch, đáy đổ bê tông cốt thép”.

Hàng tuần, Ban Quản trị Hợp tác xã tổ chức 1 lần đi kiểm tra kênh mương, đồng ruộng và thu gom các loại rác thải bỏ vào bể chứa để đốt, tiêu hủy. Ngoài ra, người dân khi đi làm đồng cũng tự thu gom rác thải trên ruộng của mình để bỏ vào bể chứa cho sạch sẽ. “Từ khi có bể chứa rác thải trên cánh đồng Dun, nông dân cũng ý thức hơn trong việc tự thu gom rác thải trên ruộng nhà mình để bỏ vào bể chứa xử lý, không vứt rác bừa bãi như trước”-ông Trần Văn Dầu (ở thôn Thanh Liêm, xã Ayun Hạ) bày tỏ.

Xây bể chứa và xử lý rác thải trên cánh đồng là cách làm hay của Hợp tác xã Nông nghiệp Đoàn Kết. Theo lãnh đạo huyện Phú Thiện, mô hình này không tốn nhiều kinh phí mà lại đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới. “Sắp tới, huyện sẽ phát động các xã, hợp tác xã học tập, nhân rộng mô hình bể chứa và xử lý rác thải ở Hợp tác xã Nông nghiệp Đoàn Kết”-ông Nguyễn Anh Tuấn-Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Thiện, cho biết.

Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Nghi tự tử do nợ nần

Nghi tự tử do nợ nần

(GLO)-

Theo người thân, có thể do một khoản nợ chưa có tiền trả nên anh M. nghĩ quẩn. Lực lượng chức năng của tỉnh tiếp tục điều tra nguyên nhân tử vong của anh N.H.M. (SN 2003, thôn 1, xã Trà Đa, TP. Pleiku).

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Bán sầu riêng non làm tổn hại cả ngành hàng

Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu đang mang về hàng tỷ USD lợi nhuận, nhưng các chuyên gia cảnh báo, tình trạng bán sầu riêng non, chạy theo số lượng - bỏ chất lượng có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho cả ngành hàng rất tiềm năng và lợi thế này.
Chi trả gần 1,1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng

Chi trả gần 1,1 tỷ đồng bảo hiểm cho khách hàng

(GLO)-Sáng 22-7, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) phối hợp với BIDV Nam Gia Lai chi trả quyền lợi bảo hiểm trị giá gần 1,1 tỷ đồng cho gia đình khách hàng Phạm Văn Tụng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai).
Pleiku có 115 hội viên, phụ nữ đã thoát nghèo và cận nghèo

Pleiku có 115 hội viên, phụ nữ đã thoát nghèo và cận nghèo

(GLO)- Chiều 17-7, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) TP. Pleiku tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ VIII (mở rộng) để sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ TP. Pleiku lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2021-2026), sơ kết công tác Hội và phong trào phụ nữ 6 tháng đầu năm 2024.