Xã A Dơk: Hàng chục héc ta lúa có nguy cơ mất trắng vì hạn hán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khu vực cánh đồng Đak Kut (xã A Dơk, huyện Đak Đoa) đang trải qua đợt hạn hán gay gắt, khiến hàng chục héc ta lúa vụ Đông Xuân 2024-2025 có nguy cơ mất trắng.

Theo thông tin từ UBND xã A Dơk, vụ Đông Xuân 2024-2025, toàn xã gieo trồng 120 ha lúa nước. Tuy nhiên, từ ngày 20-2 đến nay, nắng hạn hán kéo dài khiến cho mực nước tại mương Đak Kut cạn kiệt. Do đó, khoảng 46 ha lúa tại cánh đồng Đak Kut đang bị khô héo, có nguy cơ mất trắng.

img-0076.jpg
Tình trạng hạn hán tại cánh đồng Đak Kut (xã A Dơk, huyện Đak Đoa). Ảnh: Lạc Hà

Bên cạnh đó, do địa bàn xã không có ao, hồ dự trữ nước mà phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết khiến tình trạng thiếu nước tại cánh đồng này ngày càng nghiêm trọng.

tempimageqvonxf.jpg
Ông Byin-Chủ tịch Hội Nông dân xã A Dơk (huyện Đak Đoa) khảo sát tình trạng hạn hán tại cánh đồng Đak Kut. Ảnh: Lạc Hà

Nhiều ruộng lúa bị khô héo trong giai đoạn trổ đồng nên một số hộ dân buộc phải cắt lúa về làm thức ăn cho trâu, bò.

Khoảng 46 ha lúa tại cánh đồng Đak Kut (xã A Dơk, huyện Đak Đoa) đang đứng trước nguy cơ mất trắng do hạn hán. Thực hiện: Lạc Hà

Hiện UBND xã A Dơk đang tiến hành rà soát, thống kê cụ thể diện tích lúa bị ảnh hưởng, đồng thời tìm kiếm giải pháp khắc phục nhằm giúp nông dân giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra.

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

Mang Yang đầu tư phát triển nông sản đặc trưng

(GLO)-Nhờ nguồn vốn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và vốn địa phương, nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nâng tầm một số nông-lâm sản đặc trưng đạt tiêu chuẩn OCOP, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).