WEF-ASEAN 2018 và dấu ấn Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Dấu ấn Việt Nam thể hiện ở sự năng động, cởi mở, hiếu khách, năng lực kết nối, điều phối và tổ chức những sự kiện tầm cỡ quốc tế.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab (thứ ba, từ phải sang) và các trưởng đoàn tham dự hội nghị chụp ảnh chung. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab (thứ ba, từ phải sang) và các trưởng đoàn tham dự hội nghị chụp ảnh chung. Ảnh: TTXVN



Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF-ASEAN) 2018 vừa kết thúc tại Hà Nội với những kết quả quan trọng. Trong đó, thông điệp xuyên suốt “Cách mạng Công nghiệp 4.0 là tương lai của ASEAN” thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế. Quan trọng hơn, hội nghị WEF-ASEAN lần này đã trở thành một ngày hội giao lưu về ý tưởng, về sáng tạo như một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực. Việt Nam, với tư cách nước chủ nhà, đã ghi dấu ấn đặc biệt với vai trò kết nối và năng lực tổ chức.

“Luồng gió mới”, đó là cụm từ mà các đại biểu tham dự WEF-ASEAN 2018 nhắc tới khi mô tả không khí làm việc tại hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN. 3 ngày làm việc với 60 phiên thảo luận, nhiều chủ đề “nóng” về tương lai của ASEAN với Cách mạng 4.0 cùng sự tham dự của hơn 1000 đại biểu, không chỉ cho thấy “sức nóng” của sự kiện, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với WEF-ASEAN  và mong muốn hội nhập sâu rộng của ASEAN vào cộng đồng quốc tế.

Song, có lẽ kết quả quan trọng nhất của hội nghị là những ý tưởng mới kết nối ASEAN và các đối tác toàn cầu. Đến với Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN, mỗi nguyên thủ, mỗi nhà lãnh đạo các tập đoàn toàn cầu, các chủ tịch doanh nghiệp đều đưa ra một thông điệp quan trọng, để gắn kết mình với ASEAN, kết nối ASEAN với cộng đồng quốc tế.

Thủ tướng Lý Hiển Long, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Lào, Thủ tướng Campuchia đều đưa ra các ý tưởng, chia sẻ bài học kinh nghiệm của mình nhằm thúc đẩy hơn nữa sự gắn kết với cộng đồng ASEAN; với mong muốn định hình một “tầm vóc mới” cho ASEAN trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đang ào tới.

Những phiên thảo luận sôi nổi, những ý kiến phản biện, những phòng họp không còn chỗ trống đã cho thấy sự trông đợi, sự hồ hởi với tham vọng bứt phá trong thời đại Cách mạng 4.0. Và cũng đã có không ít kỳ vọng rằng chỉ một thập kỷ nữa thôi, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu. Quyết tâm và nỗ lực, tham vọng và khát khao về một sự bứt phá đã đưa Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN vừa trở thành nơi giao lưu của ý tưởng, vừa trở thành điểm đến được trông đợi, và là nơi hội tụ của giới tinh hoa kinh tế.

Với việc đưa ra chủ đề "Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, một chủ đề thời sự mà các nước đang đặc biệt quan tâm, Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét tại hội nghị WEF-ASEAN 2018. Bởi trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang “ào“ tới, việc nắm bắt và tận dụng cơ hội chính là yếu tố sống còn đối với các thành viên ASEAN.

Với vai trò là chủ nhà, Việt Nam đã xây dựng sự kết nối về ý tưởng, về đổi mới và cả sức sáng tạo giữa ASEAN và Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Việc quốc tế đánh giá cao những đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một ví dụ. Những ý tưởng mà Thủ tướng đưa ra về việc lấy ASEAN làm trung tâm, xây dựng các quy tắc của ASEAN trong hợp tác chia sẻ dữ liệu, thành lập khuôn khổ kết nối các vườn ươm sáng tạo quốc gia với mạng lưới vườn ươm của toàn khu vực...đều nhận được sự đồng tình, coi trọng sự đón nhận nồng nhiệt của bạn bè quốc tế.

Có thể nói, sự hồ hởi, không khí làm việc sôi động khẩn trương đã thổi một luồng gió mới tại WEF-ASEAN 2018. Bởi hơn 1000 đại biểu tham dự hội nghị đã cùng chia sẻ quan điểm, ý tưởng để góp phần thúc đẩy hội nhập toàn khu vực. Ðiều này cho thấy nỗ lực của chủ nhà Việt Nam nhằm mang đến những tiếng nói đa dạng, đa chiều cho WEF-ASEAN. Chẳng thế mà Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kiêng Hoa đã nói rằng, cách mạng Công nghiệp 4.0 là một vấn đề rất hấp dẫn và bà đã cảm ơn Việt Nam về công tác tổ chức; đồng thời cho rằng WEF-ASEAN 2018 chính là một hình mẫu để giới thiệu, phát huy các ý tưởng mới để các quốc gia khác có thể học hỏi.

WEF-ASEAN 2018 thành công đã để lại một dấu ấn Việt Nam mới rõ nét trong lòng bạn bè quốc tế. Đó là sự năng động, cởi mở, hiếu khách, năng lực kết nối, điều phối và tổ chức những sự kiện tầm cỡ quốc tế. Đây cũng là lý do Chủ tịch Điều hành WEF ông Borge Brende. nói rằng WEF-ASEAN 2018 là hội nghị thành công nhất từ trước đến nay ở khu vực Đông Á trong 27 năm qua.

Từ thành công của WEF-Đông Á năm 2010, Năm APEC 2017 đến WEF-ASEAN 2018, Việt Nam đã thực sự trở thành một điểm đến an toàn, tin cậy với năng lực tổ chức các sự kiện quốc tế lớn. Với thành công này, Việt Nam sẽ vững tin bước tiếp trong hành trình hội nhập và phát triển cùng cộng đồng quốc tế.

Hồ Điệp (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa cùng các đại biểu dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn. Ảnh: Vũ Chi

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Ia Mrơn

(GLO)- Chiều 16-11, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con Liên khu dân cư thôn Ma Rin 3 và Ma San (xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) nhân kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.