Vững tin bước vào năm mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lời Tòa soạn: Năm 2022, trong điều kiện bình thường mới, Gia Lai đã nỗ lực vượt khó, phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Bức tranh kinh tế-xã hội hiện hữu nhiều gam màu tươi sáng chính là nền tảng để Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục vững tin ở tương lai. Trước thềm năm mới 2023, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long đã dành thời gian trả lời phỏng vấn của Báo Gia Lai về những thành tựu năm 2022 cũng như mục tiêu của tỉnh trong năm 2023.

*P.V: Đồng chí có thể khái quát những thành tựu nổi bật mà Gia Lai đã đạt được trong năm 2022?

- Chủ tịch UBND tỉnh TRƯƠNG HẢI LONG: Năm 2022, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng từ những biến động về kinh tế, chính trị của thế giới, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến bất thường… thế nhưng, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã tranh thủ thời cơ, vượt khó, đạt được những thành tựu quan trọng. Phần lớn các chỉ tiêu đều đạt kế hoạch đề ra.

Công tác phòng-chống dịch và tiêm vắc xin phòng Covid-19 được triển khai quyết liệt; bảo đảm hài hòa, chặt chẽ, hiệu quả giữa các biện pháp phòng-chống dịch với khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội. Nhờ đó, các hoạt động kinh tế-xã hội đã từng bước ổn định và phục hồi sau đại dịch.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 9,27% (vượt mục tiêu đề ra). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp; GRDP bình quân đầu người đạt 60,45 triệu đồng. Giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp-thủy sản ước đạt 33.823 tỷ đồng (tăng 6,67% so với năm 2021); giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 28.890 tỷ đồng (tăng 16,49%); tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 89.643 tỷ đồng (tăng 19,05%); kim ngạch xuất khẩu ước đạt 660 triệu USD (tăng 8,2%); tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 5.604 tỷ đồng (đạt 96,2% Nghị quyết)…

Công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh tiếp tục được cải thiện. Cụ thể: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) năm 2021 của tỉnh đứng thứ 26 toàn quốc, đứng thứ 2 khu vực Tây Nguyên (tăng 12 bậc so với năm 2020); chuyển đổi số năm 2021 xếp thứ 39/63 tỉnh, thành và thứ 3/5 tỉnh Tây Nguyên; chính quyền số đứng 42/63, kinh tế số xếp thứ 48/63 và xã hội số xếp thứ 43/63 tỉnh, thành.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập tỉnh Gia Lai (24/5/1932-24/5/2022), công bố và đón nhận bằng di sản thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) vào tối 21-5-2022. Ảnh: Đức Thụy
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập tỉnh Gia Lai (24/5/1932-24/5/2022), công bố và đón nhận bằng di sản thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của tỉnh tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) vào tối 21-5-2022. Ảnh: Đức Thụy


Nhân Tuần lễ các sự kiện chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập tỉnh (24/5/1932-24/5/2022), Gia Lai vinh dự được đồng chí Phạm Minh Chính-Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ vào thăm, làm việc, tham dự các hoạt động. Đặc biệt, Thủ tướng đã dự và chỉ đạo hội nghị xúc tiến đầu tư, mang đến luồng gió mới về thu hút đầu tư vào tỉnh. Trong năm, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 18 dự án với tổng số vốn 1.240 tỷ đồng; đồng thời, phê duyệt bổ sung 35 dự án vào danh mục dự án thu hút đầu tư tỉnh giai đoạn 2022-2025 (đợt 2) và dự kiến đợt 3 sẽ phê duyệt bổ sung thêm 24 dự án. Đến nay, toàn tỉnh có 9 dự án FDI, trong đó có 5 dự án tập trung ở Khu Công nghiệp Trà Đa (TP. Pleiku), số còn lại ở các huyện Chư Prông, Kông Chro… với tổng vốn đăng ký trên 707,7 triệu USD.

Năm 2022, toàn tỉnh có 960 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (đạt 101,1% kế hoạch) với tổng vốn điều lệ hơn 11.000 tỷ đồng; nâng số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 8.595 doanh nghiệp. Đáng chú ý, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 55,4% và số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động giảm 12,8% so với năm 2021. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng có thêm 44 hợp tác xã thành lập mới, lũy kế có 385 hợp tác xã đang hoạt động và 2 liên hiệp hợp tác xã.

Song song với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hóa-xã hội cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Đáng chú ý, tỷ lệ hộ nghèo (tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022-2025) từ 12,09% giảm còn dưới 10,09%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số đạt 3%. Hơn 26.260 lao động cũng đã được giải quyết việc làm (vượt kế hoạch đề ra). Công tác xúc tiến, quảng bá và liên kết hợp tác phát triển du lịch có nhiều khởi sắc.

Ngoài ra, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được triển khai kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng; 3 chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Công tác đối ngoại được tăng cường. An ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.  

* P.V: Theo đồng chí, đâu là nguyên nhân tạo nên những gam màu tươi sáng cho bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh năm 2022?

- Chủ tịch UBND tỉnh TRƯƠNG HẢI LONG: Trước tiên phải khẳng định, đây là kết quả đạt được từ những quyết sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước trong công tác chỉ đạo phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh; thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Tiếp đến chính là sự ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sát sao của Tỉnh ủy; sự phối hợp, đồng hành và giám sát của HĐND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời, đúng hướng, thống nhất của UBND tỉnh, các cấp, ngành và địa phương.

Cùng với đó là sự chung sức, đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Tất cả đã giúp tỉnh tập trung khai thác tối đa nội lực, phục hồi và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội với nhiều điểm sáng tích cực, tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín trong tình hình mới.

* P.V: Để tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, tỉnh đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm nào trong năm 2023 và giải pháp thực hiện ra sao, thưa đồng chí?

- Chủ tịch UBND tỉnh TRƯƠNG HẢI LONG: Năm 2023 được xem là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc phấn đấu hoàn thành mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2021-2025). Vì thế, tỉnh quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô, tận dụng thời cơ để hoàn thành các mục tiêu đề ra và tiếp tục tham mưu các nhiệm vụ, giải pháp, khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội toàn diện.

Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra 21 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội và môi trường cho năm 2023. Trong đó, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 8,62%; GRDP bình quân đầu người đạt 66,9 triệu đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 680 triệu USD; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.910 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 42.000 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 20,48%; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022-2025) còn 8,1% và mức giảm tỷ lệ hộ nghèo 2%; phấn đấu thêm 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới…

  Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (thứ 3 từ phải sang) trao đổi với cán bộ Đoàn và thanh niên bên lề hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2022. Ảnh: Đức Thụy
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (thứ 3 từ phải sang) trao đổi với cán bộ Đoàn và thanh niên bên lề hội nghị đối thoại với thanh niên năm 2022. Ảnh: Đức Thụy


Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trên, tỉnh đã yêu cầu các cấp, ngành triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu ngay từ đầu năm mới.

Một là, thực hiện có hiệu quả các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Hai là, triển khai đồng bộ, hiệu quả, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công; phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng các vùng động lực của tỉnh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Tập trung triển khai dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn-Pleiku và các dự án khởi công mới có tính lan tỏa, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Mặt khác, tiếp tục thực hiện có hiệu quả giải pháp quản lý thu ngân sách; tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư công.

Ba là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Tổ chức thực hiện quy hoạch tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và bền vững.

Bốn là, tập trung tháo gỡ khó khăn, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; phát triển các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã.

Năm là, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tập trung phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; triển khai các nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số các cấp. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm.

Sáu là, tổ chức triển khai hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển vùng trong tỉnh, mô hình liên kết vùng khu vực Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung.

Thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku) nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Quý
Tỉnh Gia Lai quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô, tận dụng thời cơ để hoàn thành các mục tiêu đề ra và tiếp tục tham mưu các nhiệm vụ, giải pháp, khơi thông nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội toàn diện.
Ảnh: Phạm Quý



Bảy là, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng-an ninh trên địa bàn tỉnh; tập trung tuyên truyền, triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ, chương trình hành động của Tỉnh ủy, kế hoạch của UBND tỉnh liên quan đến phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

* P.V: Nhân dịp năm mới, đồng chí có lời nhắn nhủ gì đến cán bộ, quân và dân các dân tộc trong tỉnh?

- Chủ tịch UBND tỉnh TRƯƠNG HẢI LONG: Bước vào năm mới, trong bối cảnh Gia Lai nói riêng và cả nước nói chung phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tôi kêu gọi các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân trong tỉnh đoàn kết, chung lòng, phát huy bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng vươn lên để vượt khó, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra trong năm 2023, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Nhân dịp năm mới 2023 và Xuân Quý Mão đang đến gần, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, tôi xin gửi đến toàn thể đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sĩ trong tỉnh lời chúc mừng năm mới hạnh phúc, đoàn kết và thắng lợi.

* P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

 

 HỒNG THI (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

Bộ Tổng Tham mưu kiểm tra các cơ quan, đơn vị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai

(GLO)- Sáng 11-1, đoàn công tác của Bộ Tổng Tham mưu do Trung tướng Nguyễn Doãn Anh-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam làm trưởng đoàn đã kiểm tra sẵn sàng chiến đấu và công tác chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai.
Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái thăm và chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung

(GLO)- Chiều 9-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Gia Lai Huỳnh Quang Thái làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Đoàn Trinh sát miền Trung (Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Cùng đi có lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh thăm, chúc Tết tại huyện Kbang và Đak Pơ

(GLO)- Ngày 6-1, đoàn công tác do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Thế Mạnh làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 gia đình Anh hùng Núp và 11 gia đình nguyên lãnh đạo tỉnh, chính sách, có công với cách mạng ở 2 huyện Kbang, Đak Pơ.
Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

Giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19 tại huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 28-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại huyện Chư Pưh. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.
Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

Tặng sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế: Chương trình đậm tính nhân văn

(GLO)- Chương trình “Tặng sổ bảo hiểm xã hội (BHXH), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người có hoàn cảnh khó khăn“ do BHXH Việt Nam phát động ngày 23-11 vừa qua đã nhận được sự chung tay, góp sức của cộng đồng. Từ đây, nhiều người dân khó khăn đã nhận được món quà ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về.
Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

Xây dựng nông thôn mới bền vững ở Gia Lai: Cần giải pháp căn cơ, đồng bộ

(GLO)- “Giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) bền vững ở tỉnh Gia Lai“ là chủ đề của hội thảo khoa học do Tỉnh ủy tổ chức ngày 23-12 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku). Dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lưu Trung Nghĩa và Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Ngô Khắc Ngọc, hội thảo đã tập trung đánh giá những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để triển khai có hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới.
TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

TP. Pleiku giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Sáng 22-12, ông Đỗ Việt Hưng-Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Pleiku chủ trì Hội nghị trực tuyến đến 22 điểm cầu tại các xã, phường nhằm kịp thời triển khai các Nghị quyết kỳ họp thứ tám, HĐND thành phố khóa XII và giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

Pleiku đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế-xã hội năm 2023

(GLO)- Tại kỳ họp thứ 8 HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) diễn ra ngày 20-12, bên cạnh đánh giá những kết quả đạt được, các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 và đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Đặc biệt, tại kỳ họp, HĐND thành phố đã thông qua 22 nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

Hội đồng nhân dân TP. Pleiku khai mạc kỳ họp thứ 8

(GLO)- Sáng 20-12, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 8. Chủ trì kỳ họp có các ông: Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku; Nguyễn Đức Chín-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND TP. Pleiku.