Vụ tai biến chạy thận làm 8 người chết: Tiếp tục xem xét kỷ luật giám đốc bệnh viện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hội đồng kỷ luật Sở Y tế tỉnh Hòa Bình tiếp tục xem xét sai phạm của ông Trương Quý Dương (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) và sẽ đưa ra hình thức kỷ luật cụ thể.

Ông Trương Quý Dương-Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã bị đình chỉ công tác
Ông Trương Quý Dương-Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã bị đình chỉ công tác


Liên quan tới vụ tai biến y khoa nghiêm trọng khiến 18 bệnh nhân chạy thận tại Đơn nguyên Thận nhân tạo của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình bị sốc phản vệ, trong đó đã có 8 người tử vong, ngày 7-7, ông Trần Quang Khánh-Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cho biết, Hội đồng kỷ luật sở Y tế tỉnh Hòa Bình tiếp tục xem xét sai phạm của ông Trương Quý Dương (Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình) và sẽ đưa ra hình thức kỷ luật cụ thể trong thời gian tới.

Lãnh đạo Sở Y tế Hòa Bình cũng cho biết, ông Dương đã bị tạm đình chỉ công tác 2 lần và tới thời điểm ngày 7-7 đợt tạm đình chỉ công tác lần 2 đã hết 15 ngày. Theo quy định, ông Dương chỉ bị tạm đình chỉ công tác không quá 2 lần, mỗi lần 15 ngày.

Tuy nhiên, tới đây, Hội đồng kỷ luật của Sở Y tế Hòa Bình tiếp tục họp và yêu cầu ông Trương Quý Dương làm bản kiểm điểm về những thiếu sót, vi phạm liên quan tới vụ tai biến nghiêm trọng này và tự nhận hình thức kỷ luật. Sau đó, Hội đồng kỷ luật sẽ xem xét nghiêm túc sai phạm của ông Dương ở mức độ nào thì xử lý theo mức độ đó. Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình cũng bác bỏ một số tin đồn cho rằng sẽ cách chức đối với ông Dương. Ông Khánh nêu rõ, Hội đồng kỷ luật của ngành và bệnh viện đang xem xét hình thức kỷ luật đối với ông Dương. Việc ông Dương có bị cách chức chức hay không còn tùy theo mức độ sai phạm trong vụ chạy thận làm chết người vừa qua.

Cũng liên quan tới vụ tai biến nghiêm trọng này, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã làm rõ Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh (ở phường Đại Phúc, TP. Bắc Ninh) chính là đơn vị đã tiến hành súc rửa hệ thống lọc nước RO của máy chạy thận tại Đơn nguyên Thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Trong quá trình xử lý hệ thống máy nước chạy thận Công ty Trâm Anh đã không tuân thủ đúng quy trình, khiến hàm lượng Floura vượt gấp 245-260 lần cho phép. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tai biến y khoa đặc biệt nghiêm trọng trong chạy thận làm 8 bệnh nhân tử vong tại Hòa Bình.

Đáng lưu ý, Công ty Trâm Anh tiến hành súc rửa hệ thống lọc nước RO của máy chạy thận nhưng doanh nghiệp lại có ngành nghề kinh doanh chính là thoát nước và xử lý nước thải. Trong giấy phép kinh doanh của Công ty Trâm Anh có đăng ký 37 ngành nghề kinh doanh như: sản xuất nồi hơi, sản xuất các kết cấu kim loại, sửa chữa máy móc thiết bị, phá dỡ công trình, buôn bán các loại vật liệu, vận tải hàng hóa, vệ sinh nhà cửa… hoàn toàn không liên quan đến ngành y hay lĩnh vực y tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại được ký hợp đồng súc rửa hệ thống lọc nước RO của máy chạy thận tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Diện tích cao su bị cháy của gia đình ông Lê Văn Thảo bắt đầu héo lá. Ảnh: V.H

Khẩn trương điều tra vụ cháy vườn điều, cao su ở Ia Nan

(GLO)- Sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo UBND xã Ia Nan (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã chỉ đạo lực lượng Công an xã phối hợp với Công an huyện điều tra vụ cháy hơn 700 cây cao su và hơn 20 cây điều gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của gia đình ông Lê Văn Thảo ở thôn Đức Hưng.

6 lần giả danh công an lừa đảo tiền

6 lần giả danh công an lừa đảo tiền

Chỉ trong thời gian khoảng hơn 1 tháng, Nguyễn Thọ Đức (ngụ P.Đông Thịnh, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đã 6 lần giả danh công an để đe dọa, lừa đảo chiếm đoạt 455 triệu đồng của một người dân.

45 đối tượng bị truy tố vì 'khủng bố', cắt ghép ảnh người thân con nợ đăng lên trang 'tình một đêm'

45 đối tượng bị truy tố vì 'khủng bố', cắt ghép ảnh người thân con nợ đăng lên trang 'tình một đêm'

Sau khi thành lập doanh nghiệp và mua lại hàng trăm nghìn khoản nợ xấu, bị can Trần Hồng Tiến chỉ đạo nhân viên tại công ty gọi điện đe dọa, cắt ghép ảnh, đăng bài bôi nhọ người thân của con nợ lên các trang mạng xã hội để gây sức ép buộc phải trả nợ.