Vụ lộ đề thi tại Thừa Thiên Huế: Kỷ luật Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Sinh Cung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sáng 28-9, thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, liên quan đến vụ việc lộ đề thi cuối học kỳ I lớp 12 toàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2022-2023, sở này vừa ra quyết định kỷ luật với ông Vương Hưng Tĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Sinh Cung (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) bằng hình thức khiển trách.

Trước đó, việc lộ đề thi nói trên được phát hiện từ tin nhắn trong điện thoại của một học sinh khi bị bắt quả tang sử dụng tài liệu trong lúc làm bài kiểm tra cuối kỳ I, lớp 12 năm học 2022-2023.

Trường THPT Nguyễn Sinh Cung
Trường THPT Nguyễn Sinh Cung

Qua xác minh, Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế đã phát hiện việc lộ đề thi là do một cán bộ nữ của Trường THPT Nguyễn Sinh Cung, trong quá trình quản lý đề in sao đã tìm cách lấy phần tự luận (các môn trong nhóm tổ hợp xã hội: sử, địa lý, giáo dục công dân) mang về cho cháu đang học tại một trường THPT ở TP Huế. Sau đó, học sinh này chia sẻ cho bạn và sự việc lộ đề bị phát hiện.

Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế, đây là buổi kiểm tra cuối kỳ chung của toàn tỉnh và đề thi do sở ra. Đề lấy từ ngân hàng đề thi của sở và đưa về cho các trường tự in ấn, phát đề cho học sinh, hình thức tương tự như Kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Xảy ra sự việc, Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế đã làm rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân cán bộ Trường THPT Nguyễn Sinh Cung. Đồng thời tiếp tục chỉ đạo các trường truy vết và tổ chức kiểm tra lại môn học bị lộ đề, cũng như yêu cầu xử lý các học sinh sử dụng tài liệu và bị lập biên bản ở môn kiểm tra cuối kỳ này.

Link bài gốc: https://www.sggp.org.vn/vu-lo-de-thi-tai-thua-thien-hue-ky-luat-hieu-truong-truong-thpt-nguyen-sinh-cung-post707452.html

Có thể bạn quan tâm

Để chương trình giáo dục địa phương đạt hiệu quả

Để chương trình giáo dục địa phương đạt hiệu quả

(GLO)- Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục địa phương là một bộ phận không thể tách rời, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, truyền thống, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị xã hội, môi trường của địa phương; bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn.
Đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật về an toàn giao thông

Đổi mới phương pháp giảng dạy pháp luật về an toàn giao thông

(GLO)- Để nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) trong trường học, Ban ATGT tỉnh Gia Lai phối hợp với Quỹ Phòng-chống thương vong châu Á (AIP) vừa tổ chức bồi dưỡng cho các giáo viên tiểu học phương pháp giảng dạy, xây dựng giáo án sinh động, hấp dẫn giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học: Xác lập hệ giá trị chuẩn mực, lành mạnh

Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học: Xác lập hệ giá trị chuẩn mực, lành mạnh

(GLO)- Thực hiện đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2019-2025”, từ năm 2019 đến nay, các cơ sở giáo dục trong tỉnh Gia Lai đã nỗ lực xác lập hệ giá trị văn hóa chuẩn mực, môi trường sư phạm lành mạnh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.