Vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Đề nghị truy tố 36 bị can

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là công trình trọng điểm quốc gia, có vốn đầu tư hơn 34.500 tỉ đồng song khi đưa vào sử dụng đã hư hỏng nghiêm trọng.

9 trong số 35 bị can người Việt Nam trong vụ án sai phạm xảy ra tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ảnh: BCA
9 trong số 35 bị can người Việt Nam trong vụ án sai phạm xảy ra tại Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Ảnh: BCA


Ngày 2.3, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra kết luận điều tra vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư xây dựng công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đề nghị truy tố 36 bị can, trong đó một người có quốc tịch Nhật Bản cùng về tội “Vi phạm quy định về đầu tư xây dựng công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

Trong số các bị can có Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang Hào (cùng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC), nguyên Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi; Hoàng Việt Hưng - GĐ Ban quản lý Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi (BQL) và 32 người khác là cán bộ, kỹ sư tư vấn giám sát thuộc BQL.

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi do VEC làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài gần 140km trong đó giai đoạn 1 của dự án dài 65km từ TP.Đà Nẵng tới TP.Tam Kỳ (Quảng Nam); giai đoạn 2 dài hơn 74km.

Dự án được khởi công năm 2013 và từ tháng 9.2018 đã đưa vào sử dụng 65km của giai đoạn 1. Tuy nhiên, khi vừa đi vào sử dụng, đường cao tốc đã xuất hiện rất nhiều điểm hư hỏng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới vận hành khai thác, gây bức xúc trong nhân dân...

Theo cơ quan điều tra, dự án là công trình trọng điểm quốc gia, có vốn đầu tư hơn 34.500 tỉ đồng. Quá trình thi công, cả chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát và các đơn vị liên quan đã không thực hiện đúng quy định về pháp luật xây dựng.

Từ đó, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được đưa vào sử dụng dù không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế dự án dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo.

Đến nay, riêng 65km thuộc giai đoạn 1 dự án đã có tới 380 điểm hư hỏng trên tuyến chính (trung bình 1km có 6 điểm hư hỏng).

Phân viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vận tải phía Nam đã giám định tư pháp và cho kết quả, chất lượng công trình không đảm bảo đúng kỹ thuật, gây hư hỏng khi vận hành; nhất là trong điều kiện nắng nóng kéo dài hay mưa nắng đột ngột kết hợp tác động của trọng tải và lưu lượng xe đi qua.

Ngoài 36 bị can bị đề nghị truy tố, cảnh sát còn chuyển hồ sơ 2 gói thầu, phần thi công cho Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng thụ lý.

 

https://laodong.vn/phap-luat/vu-cao-toc-da-nang-quang-ngai-de-nghi-truy-to-36-bi-can-885056.ldo

Theo Việt Dũng  (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Mạnh tay xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả

Mạnh tay xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả

(GLO)- Triển khai thực hiện đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (PC03, Công an tỉnh Gia Lai) đã quyết liệt xử lý các đối tượng sản xuất cà phê giả.

Lặng thầm nghề giám định pháp y

Lặng thầm nghề giám định pháp y

(GLO)- Trong hành trình phá án, đội ngũ bác sĩ và cán bộ giám định pháp y của Phòng Kỹ thuật hình sự (KTHS), Công an tỉnh Gia Lai đóng vai trò rất quan trọng. Tuy vất vả nhưng họ vẫn cần mẫn làm việc, góp phần đấu tranh phòng-chống tội phạm và giữ bình yên cuộc sống.

Hơn 180 học viên được huấn luyện nghiệp vụ PCCC

Hơn 180 học viên được huấn luyện nghiệp vụ PCCC

(GLO)- Trong 2 ngày 24 và 25-6, tại Công ty TNHH Phát triển khoa học Quốc tế Trường Sinh (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku), Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH)-Công an tỉnh Gia Lai tổ chức khóa huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH.

Tổng Công ty Điện lực miền Trung thua kiện, phải trả hơn 11,6 tỷ đồng cho 2 doanh nghiệp điện mặt trời

Tổng Công ty Điện lực miền Trung thua kiện, phải trả hơn 11,6 tỷ đồng cho 2 doanh nghiệp điện mặt trời

(GLO)- Ngày 19-6, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Gia Lai đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án dân sự về “Tranh chấp hợp đồng mua bán điện”. Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã thua kiện và phải trả số tiền hơn 11,6 tỷ đồng cho 2 doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời.

null