VTV chính thức sở hữu bản quyền World Cup 2022

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
VTV là đài sở hữu bản quyền World Cup 2022 tại Việt Nam.
 
Việt Nam chính thức có bản quyền World Cup 2022. Ảnh: VTV
Việt Nam chính thức có bản quyền World Cup 2022. Ảnh: VTV
Tối 26.10, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thông báo đã chính thức sở hữu bản quyền truyền thông và là đơn vị phát sóng độc quyền FIFA World Cup 2022 trên lãnh thổ Việt Nam cũng như trên các nền tảng số của VTV. Toàn bộ 64 trận đấu của FIFA World Cup 2022 sẽ được VTV tường thuật trực tiếp trên các kênh VTV2, VTV3, VTV5, VTV Cần Thơ và ứng dụng VTVGo.
VTV được cấp phép bản quyền truyền thông tất cả các chương trình liên quan tới FIFA World Cup 2022 trong lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: Quyền truyền hình và radio: Độc quyền truyền hình (mặt đất, cáp, vệ tinh, IPTV) và không độc quyền radio trên lãnh thổ Việt Nam; Quyền truyền phát trên di động và internet (bao gồm OTT): Độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam.
VTV dự kiến tường thuật trực tiếp toàn bộ 64 trận đấu cùng các chương trình bình luận trước, giữa và sau trận đấu của FIFA World Cup 2022 trên hệ thống kênh sóng VTV2, VTV3, VTV5, VTV Cần Thơ và ứng dụng VTVGo của VTV. Chương trình bình luận trận đấu với format đổi mới, hứa hẹn sẽ mang lại cho khán giả xem truyền hình những giây phút đáng nhớ cùng các trận đấu của FIFA World Cup 2022. 
Với mục đích tạo nên một mùa thưởng thức FIFA World Cup 2022 sôi động, khác biệt, VTV dự kiến sẽ sản xuất, phát sóng các chương trình đồng hành, bản tin, nhật ký World Cup,... để phục vụ khán giả hâm mộ thể thao cả nước. Trên Báo điện tử VTV News, ứng dụng VTVGo, hệ thống các trang của VTV trên mạng xã hội cũng sẽ có nhiều chương trình và nội dung đặc sắc được sản xuất, cập nhật liên tục để giúp cho các khán giả không bỏ lỡ bất cứ diễn biến hấp dẫn nào của FIFA World Cup 2022.
Cách đây vài tháng, khi vấn đề bản quyền World Cup được đề cập qua việc Infront Sport & Media - đơn vị được Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) chọn làm đối tác ở thị trường Việt Nam, chào bán với mức giá 15 triệu USD, câu chuyện “không mua bằng mọi giá” đã được nhấn mạnh.
Trong điều kiện hiện tại, giá trị quy đổi khoảng 350 tỉ đồng là mức đầu tư quá cao. Người hâm mộ hẳn nhiên không muốn bỏ lỡ ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, nhất là lại trong mùa giải đặc biệt khi diễn ra vào mùa đông. Tuy nhiên, cũng rất nhiều ý kiến đồng tình rằng, “không nhất thiết phải mua bằng mọi giá”.
Nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho quan điểm này. Ngoài yếu tố kinh tế, World Cup 2022 không có đội tuyển Việt Nam nên sức hút không hẳn đã “phủ sóng” toàn bộ quốc gia. Hay như chuyện số tiền đó có thể làm nhiều việc cho xã hội.
World Cup vẫn là sự kiện mang lại giá trị tinh thần chất lượng cao. Bên cạnh đó, cũng nhờ World Cup mà nhiều hoạt động dịch vụ có thể “ăn theo”, góp phần thúc đẩy kinh tế.
Quá trình đàm phán bản quyền World Cup 2022 trên lãnh thổ Việt Nam sớm được tiến hành, tuy nhiên, với mức giá quá cao, đã có thời điểm việc thương thảo bị “đóng băng”. Thậm chí, 3 tháng trước, các đơn vị trong nước quyết định ngưng đàm phán.
Đến thời điểm VTV quyết định trở lại, không có đối thủ nào cạnh tranh nhưng thuyết phục đối tác hạ giá gần như vô vọng. Sự xuất hiện của một số doanh nghiệp, cũng giống như World Cup 2018, cuối cùng đã mang World Cup 2022 về với khán giả Việt Nam. 
Theo Tam Nguyên (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Sôi động mùa hè võ thuật nơi cao nguyên

Sôi động mùa hè võ thuật trên cao nguyên

(GLO)- Trong kỳ nghỉ hè năm nay, nhiều học sinh ở khu vực vùng cao tỉnh Gia Lai lựa chọn tham gia các lớp học võ thuật nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Các lớp học võ còn là môi trường để phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ, góp phần phát triển phong trào võ thuật địa phương.

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

Gìn giữ và phát huy thể thao truyền thống

(GLO)- Những năm qua, các hoạt động thể thao truyền thống nhận được sự quan tâm, đầu tư tổ chức từ chính quyền địa phương và ngành chức năng. Người dân cũng tích cực duy trì việc tập luyện và thi đấu, góp phần nâng cao sức khỏe, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

Ông Võ Ngọc Lương bên những thành tích bản thân đã đạt được. Ảnh: R.H

“Truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ

(GLO)- Tại Gia Lai, Ông Võ Ngọc Lương và thầy R’Ô Thanh đã trở thành những nhân tố tích cực trong việc lan tỏa và phát triển phong trào Karate tại địa phương. Bằng tâm huyết và sự kiên trì, họ không chỉ giành được thành tích đáng tự hào mà còn góp phần “truyền lửa” đam mê Karate cho thế hệ trẻ.

 Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

Ia Dom: “Chiếc nôi” của môn bắn nỏ

(GLO)- Với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Ia Dom (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), bắn nỏ là môn thể thao yêu thích. Những năm qua, xã có nhiều vận động viên đạt thành tích cao tại các hội thi và trở thành “chiếc nôi” của môn bắn nỏ.

Anh Lok hướng dẫn con gái út cách ngắm bắn nỏ sao cho chính xác nhất. Ảnh: Vũ Chi

Gia đình “cung thủ” ở Ayun Pa

(GLO)- Bà con ở tổ 9, phường Đoàn Kết (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) gọi gia đình anh Ksor Lok bằng cái tên trìu mến là “gia đình cung thủ” vì giành nhiều huy chương môn bắn nỏ tại giải thể thao các cấp. Các con của anh đều sử dụng nỏ thành thạo. Anh cũng là người chế tác nỏ nổi tiếng trong vùng.

null