Vòng xoáy Trung Đông, Israel cùng lúc đối mặt với nhiều lực lượng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với những diễn biến mới, Trung Đông đứng trước vòng xoáy chiến tranh khốc liệt và Israel đang trong tình huống “ tứ bề thọ địch” với những thách thức và cam go khắc nghiệt, dù sức mạnh của các lực lượng đối lập được cho là không bằng.
Vị trí thủ đô Tehran của Iran và Israel cùng các nước xung quanh. Đồ họa: CNN

Vị trí thủ đô Tehran của Iran và Israel cùng các nước xung quanh. Đồ họa: CNN

Khi xung đột ở Dải Gaza tháng 10/2023 bắt đầu, những gì Ten Aviv đối mặt không phải là cuộc chiến đơn tuyến mà là một cuộc chiến khu vực thu nhỏ.

Nói đơn tuyến là cuộc chiến trực diện giữa Israel với Hamas ở Dải Gaza. Nhưng bên cạnh đó, các chiến trường và các cuộc tấn công chống lại Israel đã trở thành mặt trận mở rộng, thành cuộc chiến khu vực.

Ở phía Bắc Israel là các cuộc tấn công và gây rối kéo dài của lực lượng Hezbollah phát động từ nước láng giềng Lebanon- lực lượng có sự “chống lưng” của Iran.

Bên cạnh đó là những đợt tấn công bằng máy bay không người lái do lực lượng dân quân thân Iran tiến hành ở Iraq và Syria nhắm vào Israel.

Ở bờ Tây Palestine, các hoạt động chống xâm lược do lực lượng địa phương kháng chiến nhắm vào Israel, và Iran được cho là quốc gia viện trợ vũ khí và tài chính cho các hoạt động của các lực lượng kháng chiến này.

Lực lượng vũ trang Houthi của Yemen thì tiến hành các cuộc tấn công tàu chở hàng và tàu chiến ở biển Đỏ, cũng như các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa trực tiếp vào lãnh thổ Israel.

Đặc biệt, các cuộc tấn công của Houthi khá đặc trưng cho phương thức tấn công của thời đại, khi họ “dám” đối đầu trực diện với Hải quân Mỹ, và dùng tên lửa đấu với tàu sân bay.

Houthi hiện vẫn giao tranh với Hải quân Mỹ và chưa hề tỏ ra yếu kém, thậm chí còn làm cho quân đội Mỹ “đau đầu”; hành động tấn công tàu sân bay Mỹ thậm chí có tính “răn đe” nhất định.

Từ sự giao tranh qua lại giữa Hải quân Mỹ và Houthi cho thấy chiến tranh ở Gaza đã có sự tham gia của nhiều bên liên quan.

Những lực lượng tham gia cuộc chiến chống Israel không phải là quân đội chính quy của bất kỳ quốc gia nào, nhưng phương tiện và phương thức tấn công gây nhiều rắc rối cho Ten Aviv còn hơn bất kỳ đội quân chính quy nào.

Đặc biệt, như đã nói, các hoạt động chống lại Israel không thể không kể đến thế lực đứng sau họ là Iran. Trên thực tế, Iran đóng vai trò “thống trị” trong “vòng cung kháng chiến”- liên minh do Tehran đứng đầu ở Trung Đông- chống lại Mỹ và Israel.

Dù là lực lượng Houthi ở Yemen hay dân quân ở Iraq, Syria thì vũ khí, trang thiết bị, mọi sự hỗ trợ đều đến từ Iran. Về sâu xa, lực lượng vũ trang Hezbollah của Lebanon vốn có quan hệ mật thiết với Iran kể từ ngày thành lập.

Israel hiểu rõ tình hình các mối quan hệ trên nên thường xuyên tiến hành các vụ” chặt đầu” các cố vấn quân sự Iran ở Syria, kể cả ném bom vào tòa nhà lãnh sự của đại sứ quán Iran ở Syria giết chết tướng lĩnh quân sự cấp cao của Iran, dẫn đến vụ tấn công tên lửa quy mô lớn của Iran vào Israel gần đây.

Song, do lo ngại những yếu tố làm “lớn chuyện” ảnh hưởng nặng nề các bên trực tiếp và liên quan, nên cuộc đối đầu giữa Israel và Iran cũng chưa đến mức ác liệt, chỉ giới hạn ở cuộc chiến truyền thông, kiểu “ sấm sét thì lớn nhưng mưa thì nhỏ”.

"Vòng cung kháng chiến" chống Mỹ và Israel tại Trung Đông do Iran dẫn đầu vẫn đang hoạt động. Cuộc đối đầu công khai và bí mật của Iran và các lực lượng thân Tehran chống lại Israel chưa biết khi nào kết thúc, tiếp tục là cái “gai” trong mắt Mỹ và Ten Aviv.

Nhưng trước những diễn biến nóng bỏng và phức tạp mới đây liên quan đến cái chết của lãnh đạo Hezbollah Fuad Shukr và thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran, tình hình đã vượt qua “lằn ranh đỏ”.

Lo sợ, Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc ngày 31/7 đã triệu tập một cuộc họp khẩn, kêu gọi các nước thúc đẩy ngoại giao nhằm ngăn xung đột lan rộng.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thì tuyên bố nước này đã gây thiệt hại nặng cho các nhóm vũ trang thân Iran; đề cập đến vụ giết chết lãnh đạo Hezbollah Fuad Shukr nhưng không nhắc đến vụ ám sát thủ lĩnh Hamas ở Tehran.

Trong thông báo ngày 1/8 của Văn phòng Thủ tướng Israel, nước này đang cảnh giác cao trong bối cảnh Iran và các lực lượng đồng minh ở Lebanon, Iraq và Yemen có thể sẽ đáp trả.

Trong khi đó, ngày 1/8, thủ lĩnh lực lượng Hezbollah ở Liban, ông Sayyed Hassan Nasrallah, cho biết nhóm này sẽ đáp trả sau vụ chỉ huy cấp cao Fuad Shukr của Hezbollah thiệt mạng, cho rằng vụ việc này cùng với vụ thủ lĩnh chính trị của Hamas thiệt mạng đã vượt qua "lằn ranh đỏ".

Phát biểu tại lễ tang của Fuad Shukr, ông Nasrallah nói rằng đang nghiên cứu kỹ lưỡng những cách đáp trả, bất chấp nhiều nước kêu gọi kiềm chế leo thang căng thẳng.

Ông Nasrallah cũng đã có lời lẽ cứng rắn hơn khi nói rằng giao tranh giữa Hezbollah và Israel đã bước sang giai đoạn mới, cách đáp trả của Israel sẽ chi phối mức độ leo thang căng thẳng.

Theo quân đội Israel, ông Shukr là thành viên Hội đồng Thánh chiến, cơ quan quân sự cấp cao nhất của Hezbollah và được coi là người đứng đầu bộ phận chiến lược của tổ chức này.

Và Hamas được cho phải chịu một phần trách nhiệm khiến chính phủ đoàn kết dân tộc của Palestine sụp đổ, vì không thực hiện các điều kiện do quốc tế đưa ra như từ bỏ bạo lực, công nhận quyền tồn tại của nhà nước Israel và chấp nhận các thỏa thuận đã ký giữa Tel Aviv với Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO).

Israel và Ai Cập sau đó áp đặt loạt lệnh cấm vận, hạn chế đi lại với Dải Gaza. Hamas duy trì kiểm soát khu vực kể từ đó và nhiều lần phóng rocket vào lãnh thổ Israel, đồng thời trải qua nhiều cuộc xung đột quân sự quy mô lớn với Tel Aviv và tiếp tục củng cố lực lượng vũ trang.

"Haniyeh nhận được sự ủng hộ của người dân Palestine ở khắp Gaza và Bờ Tây. Ông ấy lớn lên trong trại tị nạn, đại diện cho con cháu của những người Palestine phải rời bỏ nhà cửa khi Israel lập quốc năm 1948. Thông tin ông bị ám sát đang tạo phản ứng rất tiêu cực trên khắp dải đất này", Hani Mahmoud, phóng viên thường trú của Al Jazeera tại Gaza, cho hay.

Vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tại Iran và chỉ huy cấp cao Fuad Shukr của lực lượng Hezbollah tại Lebanon đã dấy lên lo ngại về các hành động trả đũa, làm leo thang xung đột tại Trung Đông.

Tương lai của các cuộc đàm phán ngừng bắn vẫn chưa rõ ràng. Một nguồn tin tin cậy về các cuộc đàm phán đã nói với CNN rằng vụ ám sát ông Haniyeh có thể "làm phức tạp các cuộc đàm phán hòa giải". Nguồn tin cho biết ông Haniyeh là "người ra quyết định quan trọng", cùng với thủ lĩnh quân sự của Hamas ở Gaza, Yahya Sinwar.

Những diễn biến mới liên quan đến cái chết của thủ lĩnh Hamas và chỉ huy cấp cao Hezbllah có tình nghi liên quan đến Israel và Mỹ, chắc chắn các thế lực chống Mỹ và đồng minh không thể làm ngơ. Bên cạnh đó, các cuộc tấn công của Israel gây nhiều thiệt hại ở dải Gaza càng khiến cho xung đột khu vực như thùng thuốc súng chỉ chờ một mồi lửa là nổ tung.

Có thể bạn quan tâm

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

Cận kề ngày Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ, Anh và Pháp để tấn công Nga và phản ứng của các nước

(GLO)- Sau khi tổng thống Biden quyết định cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ để tấn công vào lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng liền có động thái tương tự. Một số nguồn tin dự đoán vài ngày tới có thể Ukraine sẽ tiến hành những đợt tấn công đầu tiên vào đối phương với tên lửa có tầm bắn tới 306 km.