Việt Nam xếp thứ 6 tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo kết quả nghiên cứu Chỉ số phát triển nữ doanh nhân của Mastercard (MIWE), tỷ lệ nữ doanh nhân tại Việt Nam chiếm 31,3%, xếp thứ 6 trong số các quốc gia, khu vực có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất.
 

CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỉ phú USD đầu tiên của Việt Nam.
CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỉ phú USD đầu tiên của Việt Nam.

Top 10 quốc gia có tỷ lệ nữ doanh nhân cao nhất vừa được MIWE công bố sáng 19.5, trong đó dẫn đầu là Ghana với 46,4%. Nga xếp hạng nhì danh sách này với 34,6%, theo sau là Uganda - 33,8%, New Zealand - 33%, Úc - 32,1%.


Với 31,3%, Việt Nam đứng thứ 6, trên 4 quốc gia còn lại của Top 10 đều của châu Âu là Ba Lan, Tây Ban Nha, Romania, Bồ Đào Nha. Như vậy Việt Nam là đại diện châu Á duy nhất có mặt trong Top 10.

Được biết, nghiên cứu theo dõi sự phát triển và thành tựu của các nữ doanh nhân và chủ doanh nghiệp tại 57 quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu, châu Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Phi, cùng với khu vực Bắc Mỹ. Nhìn chung, chỉ số này cho thấy các nữ doanh nhân thành đạt và mới khởi nghiệp trên thế giới tiếp tục phát triển, mặc dù có những thiên vị về mặt giới tính có thể tạo nên những rào cản cho sự phát triển kinh doanh của họ.

“Chúng tôi hi vọng nghiên cứu này có thể là một lời nhắc nhở cho các chính phủ và tổ chức để họ tăng cường hỗ trợ cho các nữ doanh nghiệp tại tất cả các khu vực và lãnh thổ, từ việc tiếp cận tài chính tốt hơn cho đến việc giáo dục rộng rãi hơn”, Chủ tịch các thị trường quốc tế của Mastercard - Ann Cairns chia sẻ.

Ngoài ra, khảo sát còn cho thấy khía cạnh khác đó là Top 10 quốc gia đứng đầu về tạo điều kiện hỗ trợ và cơ hội tốt nhất cho những nữ doanh nhân. Ở bảng này, cái tên đứng đầu là New Zealand (74,2%).

Thùy Linh/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025. Ảnh: Ngọc Minh

Nhà máy Đường An Khê triển khai vụ ép mía 2024-2025

(GLO)- Sáng 27-11, Nhà máy Đường An Khê (tỉnh Gia Lai) triển khai công tác chuẩn bị vào vụ ép mía 2024-2025; phát động ký cam kết chấp hành các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, bảo đảm an toàn giao thông đối với Nhà máy Đường An Khê, cá nhân kinh doanh vận tải niên vụ mía 2024-2025.

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.