Vì sao Việt Nam phải "rút két" đến 17 tỷ USD để mua các loại xăng, dầu về nước?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Năm 2022, Việt Nam phải chi 17 tỷ USD nhập xăng dầu các loại và dầu thô phục vụ trong nước, mức chi khủng nhất từ trước đến nay.

Việt Nam chi tiền khủng nhập khẩu xăng dầu về tiêu dùng

Nguyên nhân chính từ việc Việt Nam phải "rút két" nhiều là do giá cả mặt hàng nhiên liệu chiến lược này đã tăng liên tục trong năm 2022, tương đương từ 56-73% chỉ sau 1 năm.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2022, riêng mặt hàng xăng dầu thành phẩm Việt Nam chi gần 9 tỷ USD để nhập về nước, giá trị tăng khoảng 118% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam chi hàng chục tỷ USD để nhập xăng dầu và dầu thô năm 2022 do mức giá tăng cao kỷ lục trong vòng một năm (Ảnh minh hoạ).

Việt Nam chi hàng chục tỷ USD để nhập xăng dầu và dầu thô năm 2022 do mức giá tăng cao kỷ lục trong vòng một năm (Ảnh minh hoạ).

Về dầu thô, Việt Nam cũng chi hơn 7,8 tỷ USD nhập dầu thô phục vụ ngành lọc hoá dầu trong nước.

Tổng giá trị nhập khẩu hai mặt hàng chiến lược này của Việt Nam tương đương gần 17 tỷ USD trong năm 2022, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước 9,4 tỷ USD (trong đó nhập xăng dầu thành phẩm là 4,1 tỷ USD và dầu thô là 5,2 tỷ USD).

Về lượng, năm 2022, đối với xăng dầu thành phẩm Việt Nam nhập hơn 8,87 triệu tấn, tăng gần 2 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, trong đó có gần 2 triệu lít xăng; 4,8 triệu tấn dầu diesel và 1,4 triệu tấn nhiên liệu bay.

Đối với dầu thô, hết tháng 12/2022, Việt Nam nhập khoảng 10,2 triệu tấn, tăng 200.000 tấn so với cùng kỳ năm trước, mức tăng không đáng kể.

Bình quân giá nhập xăng năm 2022 của Việt Nam là khoảng 23,5 triệu đồng/tấn, tăng 56% mức giá bình quân so với cùng kỳ năm 2021. Về dầu diesel, giá bình quân vào khoảng 23,4 triệu đồng/ lít, tăng 73% so với mức giá bình quân năm 2021.

Có thể nói, giá nhập khẩu xăng dầu thành phẩm về Việt Nam năm 2022 tăng rất cao từ 55-73% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lượng xăng dầu nhập khẩu băm nay tăng gần 2 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước, cho thấy nhu cầu xăng dầu của Việt Nam đang tăng nhanh.

Tuy nhiên, xét về kim ngạch, dầu thô nhập về Việt Nam năm 2022 tăng gần 50% so với cùng kỳ năm trước. Mỗi tấn dầu thô nhập về Việt Nam năm 2022 có giá 17,6 triệu đồng, trong khi đó, năm 2021 mỗi tấn dầu thô nhập về chỉ có giá 12 triệu đồng, mức giá tăng tương đương khoảng 47%.

Việc tăng giá dầu thô nhập khẩu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và cân đối tài chính của lọc hoá dầu Nghi Sơn, vốn đã và đang tồn tại nhiều khó khăn về tài chính kể từ khi vận hành thương mại chính thức.

Năm 2023, Bộ Công Thương đưa ra 2 kịch bản, giao cho các doanh đầu mối mua và nhập khẩu từ 25,9 - 26,7 triệu m3/ tấn xăng dầu, mức tăng từ 10 - 15% so với năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

Kông Chro quảng bá nông sản thông qua hội chợ

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công 4 hội chợ, phiên chợ và hội thi giới thiệu nông sản an toàn. Đây là dịp để các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp và người dân kết nối cung cầu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

Sản phẩm đặc trưng địa phương sẵn sàng cho Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya

(GLO)- Tuần lễ Hoa dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 diễn ra từ ngày 6 đến 12-11 tại khu vực sân nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh). Ngoài hoạt động văn hóa-thể thao đặc sắc, sự kiện này còn là dịp để quảng bá các mặt hàng truyền thống của địa phương.

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên: Khẳng định chỗ đứng trên thị trường

(GLO)- Tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương để tạo ra những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe đang trở thành xu hướng của nhiều cơ sở sản xuất. Việc này không chỉ góp phần thay đổi thói quen của người tiêu dùng mà còn gia tăng giá trị của thảo mộc.

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

Gian nan cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái

(GLO)- Đánh vào tâm lý một bộ phận người tiêu dùng thích hàng hiệu giá rẻ nên các đối tượng đưa hàng giả, hàng nhái vào thị trường, nhất là các kênh mua bán trực tuyến. Theo đó, lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm.