Vì sao ta lo lắng thái quá trước dịch bệnh?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sợ hãi trước một dịch bệnh là chuyện đương nhiên, nhưng nguyên nhân của các phản ứng thái quá - tin vào mọi lời đồn dù là vô lý nhất hay đổ xô đi mua thuốc men, khẩu trang - là gì?
 
Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi mua đồ ở một khu chợ tại Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 6-2 - Ảnh: CNN/GETTY
Theo Hiệp hội Tâm lý Mỹ (APA), nhiều người có xu hướng phản ứng thái quá trước các nguy cơ dịch bệnh, khủng bố, ngay cả khi bản thân họ không có nguy cơ bị ảnh hưởng, trong khi lại lơ là trước các mối đe dọa có thể thực sự gây nguy hiểm cho họ hơn. 
Các nghiên cứu đã chỉ ra những mối đe dọa mới mẻ và xa lạ như Ebola hay cúm gia cầm làm tăng cảm giác bất an nhiều hơn so với các nguy cơ "quen thuộc". Phản ứng này có thể liên quan đến hạch hạnh nhân (amygdala) bên trong thùy thái dương của não, vốn đóng vai trò thiết yếu trong việc nhận biết cái cũ - mới và phản ứng cảm xúc (sợ hãi, lo lắng hay giận dữ).
Con người cũng có xu hướng đánh giá thấp các nguy cơ quen thuộc. Trong mùa cúm gần nhất (từ tháng 10-2019 đến tháng 1-2020) ở Mỹ, có 19-26 triệu người nhiễm bệnh và 10.000-25.000 ca tử vong, theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). 
Tuy nhiên, nhiều người Mỹ vẫn lơ là trước việc đi chích ngừa cúm, khác với cảm giác cuống lên khi có các dịch "cúm lạ", do lẽ "đa số ai cũng từng hoặc có biết người bị cúm sau đó khỏi bệnh" nên không có gì phải làm quá lên.
Ngoài ra, theo APA, các chứng bệnh nghe thì quen thuộc nhưng bản thân chúng ta chưa từng kinh qua cũng không gây phản ứng thái quá bằng các nguy cơ hoàn toàn mới. 
"Chúng ta đã trải qua vài thế hệ gần như không còn bệnh ho gà và thủy đậu, vì thế xã hội không thấy được nguy cơ - Barbara Reynolds, giám đốc phụ trách các vấn đề công chúng của CDC, giải thích - Thật khó để bắt phụ huynh hành động để bảo vệ con em trước một mối nguy vô hình với họ".
Thái độ trước nguy cơ dịch bệnh là thế, vậy khi cần phải thay đổi thói quen, hành vi để ngăn bệnh lây lan, mức độ sẵn lòng của con người ra sao? Theo bài viết "Tâm lý học của dịch bệnh" trên website của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) hồi tháng 8-2018, tính bất định của vấn đề sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định cuối cùng được đưa ra.
Trong giai đoạn đầu mỗi khi có dịch, các cơ quan chức năng thường khuyến khích mỗi cá nhân có các hành động như đi tiêm ngừa hay bỏ kế hoạch du lịch vì lợi ích cộng đồng. Song nhiều nghiên cứu đã chỉ ra người ta có xu hướng không sẵn lòng hi sinh vì người khác khi lợi ích của việc đó là không chắc chắn. 
Cụ thể, người ta sẽ không sẵn sàng dành thời gian đến bệnh viện kiểm tra (nếu nghi ngờ có triệu chứng) hoặc hủy bỏ chuyến du lịch đã lên kế hoạch vì yếu tố bất định: không có gì bảo đảm làm thế sẽ giúp ngăn dịch bệnh lây lan. Chính điều này lại tạo ra điều kiện lý tưởng cho sự lây nhiễm của dịch bệnh.
Nghiên cứu của WEF cũng cho thấy khi phải ra quyết định có khả năng gây hại cho người khác, con người có khuynh hướng xử sự như thể mọi thứ rồi cũng ổn. 
Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát, hỏi những người tham gia liệu khi mắc một loại bệnh không có thật là "cúm châu Phi" thì họ có sẵn sàng nghỉ làm ở nhà để tránh lây cho đồng nghiệp hay không. Nhóm nghiên cứu cũng "cài" yếu tố bất định bằng cách lưu ý những người tham gia rằng nếu có đi làm thì chưa chắc họ sẽ lây bệnh cho người khác. Điều này khiến nhiều người cho biết sẽ không sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân của mình mà ngồi nhà khi có bệnh.
"Như kết quả của các nghiên cứu trước đó, những người tham gia cho biết sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mà mặc kệ nguy cơ có thể gây hại cho người khác, nếu mối nguy đó không chắc sẽ xảy ra" - nghiên cứu kết luận.
Tịnh Anh (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo Báo Gia Lai thăm, chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

(GLO)- Nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), sáng 20-11, đồng chí Lương Văn Danh- Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai đã đến thăm, chúc mừng tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Chính trị tỉnh.

Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch (thứ 2 từ phải sang) trao tặng phần quà cho buôn Chư Krih, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa. Ảnh: Yến Thụy

Bình xét danh hiệu văn hóa: Công khai, minh bạch

(GLO)- Trên cơ sở Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11 của UBND tỉnh Gia Lai quy định tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”, các địa phương đã triển khai bình xét các danh hiệu nghiêm túc, đảm bảo công khai, minh bạch.

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

FAO đánh giá người lớn và trẻ em khu vực bắc Gaza đang chết đói

(GLO)- Giám đốc Văn phòng khẩn cấp và phục hồi của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) Rein Paulsen trong phiên họp của Hội đồng Bảo an diễn ra ngày 12/11, cho biết “Ủy ban Đánh giá Nạn đói đã phát hiện ra khả năng cao là nạn đói đang xảy ra hoặc sắp xảy ra ở các khu vực phía bắc dải Gaza”.

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

Gia Lai: Quy định xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu”

(GLO)- Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 60/2024/QĐ-UBND ngày 11-11-2024 quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mắt người già thật là... phức tạp

Mắt người già thật là... phức tạp

(GLO)- Ngày còn trẻ, tôi có tính hay bị “dị ứng” với những người mang kính. Nhưng đúng là “ghét của nào trời trao của nấy”, tuổi chưa đầy 50, tôi đã phải gắn bó với cặp kính. Mới đầu rất khó chịu, không có kính thì không thấy đường đọc, mà mang kính vào thì vướng víu đủ điều.