Vì sao giá cà phê bật tăng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Những ngày giữa tháng 1-2021, giá cà phê trong nước tăng theo giá thế giới.
Giữa tháng 1/2021, giá cà phê bật tăng.
Những ngày giữa tháng 1/2021, giá cà phê trong nước tăng theo giá thế giới. Ngày 18/1/2021, giá cà phê tăng 500 đồng/kg (tương đương mức tăng 1,6%) so với ngày 11/1/2021, lên mức 31.700 – 32.400 đồng/ kg.
Do lo ngại thiếu nguồn cung, giá cà phê giữa tháng 1 bật tăng. Trong ảnh: Thu hoạch cà phê tại Kon Tum.
Do lo ngại thiếu nguồn cung, giá cà phê giữa tháng 1 bật tăng. Trong ảnh: Thu hoạch cà phê tại Kon Tum.
Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 tăng 400 đồng/kg (tăng 1,2%) so với ngày 11/1/2021, lên mức 33.500 đồng/kg.
Nguyên nhân giá cà phê trong nước tăng là do trong 10 ngày giữa tháng 1/2021, giá cà phê toàn cầu biến động theo xu hướng tăng do lo ngại nguồn cung khan hiếm. 
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê năm 2020 đạt 1,56 triệu tấn, trị giá 2,74 tỷ USD, giảm 5,6% về lượng và giảm 4,2% về trị giá so với năm 2019. 
Tính riêng tháng 12/2020, xuất khẩu cà phê đạt trên 139.000 tấn, trị giá 253,23 triệu USD, tăng 66,1% về lượng và tăng 57,2% về trị giá so với tháng 11/2020.
Mỹ hiện là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của cà phê Việt Nam. Nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Việt Nam trong 11 tháng năm 2020 đạt 149.300 tấn, trị giá 264,65 triệu USD, giảm 7,4% về lượng, nhưng tăng 0,03% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. 
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ chiếm 10,7% trong 11 tháng năm 2020, tăng so với 10,3% trong 11 tháng năm 2019.
Đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị
Xuất khẩu cà phê cả năm 2020 đạt 1,51 triệu tấn, trị giá 2,66 tỷ USD, giảm 8,8% về khối lượng và giảm 7,2% về trị giá so với năm 2019.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, với vị trí thứ hai thế giới về trị giá xuất khẩu, cà phê Việt Nam đã có mặt tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. 

Cùng với đó, thị trường cà phê nội địa phát triển mạnh với sự có mặt của khoảng 300.000 quán cà phê trên cả nước.
"Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới tuy nhiên giá trị xuất khẩu cà phê chưa tương xứng với tiềm năng" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận định.
Để nâng cao giá trị và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, lãnh đạo Bộ Công Thương cho rằng, cần phát triển ngành cà phê Việt Nam theo hướng chuỗi giá trị. 
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh đề nghị các địa phương tiếp tục hướng dẫn người dân sản xuất cà phê được chứng nhận. Bên cạnh đó, đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật... 
Ngoài ra, Bộ NNPTNT cũng đề nghị các địa phương chuyển đổi bộ giống cà phê theo hướng nâng cao chất lượng, tăng thị phần cà phê đặc sản, tiếp tục đăng ký chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương mình.
Theo Khánh Nguyên (DanViet)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null