Vì 48 triệu đồng bất chính, 3 bác sĩ ở Kiên Giang lãnh án tù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ba bác sĩ ở tỉnh Kiên Giang đã ký xác nhận kết luận khống 1.700 giấy khám sức khỏe để thu lợi bất chính khoảng 48 triệu đồng.

Ngày 24-4, TAND tỉnh Kiên Giang đã đưa ra xét xử 7 bị cáo về tội giả mạo trong công tác. Theo cáo trạng, trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2021, Trần Thanh Phong (SN 1981) là nhân viên bảo vệ của Trung tâm Y tế huyện Gò Quao.

8 bị cáo trước tòa.

8 bị cáo trước tòa.

Còn Huỳnh Long (SN 1979), Danh Chánh Tuy (SN 1968) và Lâm Thị Minh Phụng (SN 1971) là bác sĩ thuộc trung tâm y tế nêu trên.

Lợi dụng nhiệm vụ được giao và vì mục đích vụ lợi, Phong trao đổi, thỏa thuận với Tuy, Long và Phụng nhận làm giả giấy khám sức khỏe (mà không có người đến khám trực tiếp) để bổ sung hồ sơ thi sát hạch lái xe hạng A1 cho 4 bị cáo là cộng tác viên trung tâm dạy nghề và trường trung cấp nghề, gồm: Nguyễn Thị Huyền Nga, Lê Hoàng Xuân, Nguyễn Chí Lợi và Lê Thị Hồng Gấm (SN 1982).

Mặc dù biết mình không được phân công nhiệm vụ ký kết luận giấy khám sức khỏe nhưng Long, Phụng và Tuy đã ký xác nhận kết luận khống 1.700 giấy cho 4 bị cáo nói trên để thu lợi bất chính khoảng 48 triệu đồng.

Riêng bị cáo Phong lợi dụng việc được giao giữ chìa khóa tủ con dấu của Trung tâm Y tế huyện Gò Quao nên đã lấy con dấu đóng vào số giấy khám sức khỏe khống nói trên, qua đó thu lợi bất chính gần 23 triệu đồng.

Nga, Lợi, Gấm, Xuân nhận thức được việc khám sức khỏe mà không có người trực tiếp đến khám là không đúng quy định, nhưng vì muốn thu hút học viên tham gia ngày càng nhiều để được hưởng lợi trong quá trình dạy lý thuyết nên đã cấu kết với Phong và Phụng làm khống gần 750 giấy khám sức khỏe, qua đó thu lợi bất chính gần 17 triệu đồng.

Bị cáo Trần Thanh Phong là bảo vệ, nhưng là người chủ mưu trong vụ án nên bị tuyên phạt mức án cao nhất là 13 năm tù.

Bị cáo Trần Thanh Phong là bảo vệ, nhưng là người chủ mưu trong vụ án nên bị tuyên phạt mức án cao nhất là 13 năm tù.

Trước hành vi nêu trên, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Phong 13 năm tù; Phụng, Long, và Nga mỗi bị cáo bị phạt 12 năm tù; các bị cáo còn lại bị phạt từ 1-8 năm tù.

Có thể bạn quan tâm

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.

Chư Pưh tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ

Chư Pưh tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ

(GLO)- Hội đồng tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ (Công an huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) vừa tổ chức tiêu hủy 191 vũ khí, vật liệu nổ do người dân giao nộp và thu được trong quá trình đấu tranh, xử lý đối với tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

(GLO)- Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (SN 1952; thường trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện ở tại làng Đê Gơl, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.