Về Ia Gri thưởng thức cháo mít

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đến làng Ia Gri (xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah, Gia Lai), du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên trong trẻo, ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn núi lửa Chư Đăng Ya mà còn được thưởng thức những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Jrai bản địa.
Hôm ấy, nhà Trưởng thôn Ia Gri-anh Ang Lan-làm lễ cúng thôi nôi cho con. Ngay từ sáng sớm, nhiều người trong làng đã đến nhà anh để phụ làm tiệc. Người góp ghè rượu, người đem theo bánh trái hay ít gạo ngon mừng gia chủ. “Dịp lễ thôi nôi, mình muốn tạ ơn Yàng và tổ tiên đã che chở, ban cho con mình sức khỏe trong tuổi đầu tiên của đời người. Nhân đây mời bà con, anh em tới chung vui để đáp lại ân tình của mọi người trong thời gian qua đã quan tâm giúp đỡ gia đình mình”-anh Ang Lan thổ lộ. Và trong lễ thôi nôi hôm ấy, ngoài rượu, thịt, anh Ang Lan còn mời bà con một món được nhiều người trong làng ưa thích: cháo mít.
 Giã gạo thành bột để nấu cháo. Ảnh: H.L
Giã gạo thành bột để nấu cháo. Ảnh: H.L
Jưi là tên gọi tiếng Jrai của món cháo mít. Để nấu món này, 3 người phụ nữ được giao nhiệm vụ gọt vỏ mít, 3 người khác lo giã gạo. “Phải chọn những trái mít non, hạt vừa tròn bằng đầu ngón tay, khi ấy cháo mới ngọt. Mít gọt bỏ vỏ và lõi, chỉ giữ phần múi và xơ rồi xắt nhỏ, đem ngâm muối chừng 30 phút cho trắng và sạch nhựa. Tiếp đó, mít phải được đun nhừ trước khi bỏ thịt, bột gạo”-chị Thưng, người phụ trách phần nấu cháo mít trong bữa tiệc nhà anh Ang Lan, chia sẻ.
Thành phần không thể thiếu của món cháo mít là bột gạo. Theo đó, gạo tẻ được lựa chọn kỹ, đem vo sạch và ngâm nước, sau đó vớt ra để ráo trước khi giã. Cháo muốn ngon, quện sánh thì bột gạo phải được giã thật nhuyễn. Mít sau khi được nấu nhừ thì đem bỏ thịt bò xắt lát mỏng vào nấu tiếp, sau đó mới cho bột gạo vào và nêm nếm gia vị, cuối cùng cho thêm rau thơm để món cháo thêm phần hấp dẫn.
Không chỉ có mít, người làng Ia Gri sử dụng nhiều loại rau để nấu cháo. Ngoài các thành phần chính là thịt bò/heo, bột gạo thì các thành phần khác có thể thay đổi như: mít (cháo mít), lá mì (cháo lá mì), lá khoai lang (cháo lá khoai lang)… Đây là một trong những món ăn truyền thống của dân làng Ia Gri, được bà con nấu trong tất cả các dịp lễ của gia đình, hội làng.
Những ngày giáp Tết, xen giữa những tia nắng rực rỡ là những luồng rét ngọt đan nhẹ qua kẽ áo. Trong tiết trời ấy, thật thú vị khi được ngồi dưới bóng mát của những tán cây tròn ụm bên hiên nhà, nhấm nháp cang rượu ghè ngọt lịm và thưởng thức chén cháo nóng ấm, thơm phức trong tiếng cười nói hồn hậu của người làng Ia Gri chân tình, mến khách. Không gian ấy quả thực dễ khiến du khách say cảnh, say tình.
Hải Lê

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.