Về Chư Đăng Ya khám phá "Tuyệt tình cốc"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ghé thăm Chư Đăng Ya mùa này, khắp nẻo đường phủ màu vàng ươm của dã quỳ rực rỡ và quả thật không khỏi bất ngờ chỉ một ngã rẽ đã đưa ta đến với một thế giới thoát tục-“tuyệt tình cốc”. 
 
Tuyệt tình cốc nằm trên một ngã rẻ của đường vào núi lửa Chư Đăng Ya thuộc đập Tân Sơn (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah) cách thành phố Pleiku 25 km về hướng Bắc. Cung đường vào tuyệt tình cốc được phủ bằng những loài cây đặc trưng của bản địa, nào là dã quỳ rực rỡ điểm xuyết những bông xuyến chi mảnh mai hay cánh đồng cỏ chồn mềm mại xen lẫn loài hoa dại ven đường. 
 
Tuyệt tình cốc được tạo thành hốc nước được bao phủ xung quanh bởi những dãy núi sừng sững, nối liền với đập Tân Sơn, phía trước mặt là đồng ruộng mênh mông thẳng cánh cò bay. Có lẽ chính nhờ điều này mà nước trong xanh như màu ngọc, những phiến đá được bà mẹ thiên nhiên bào nhẵn tạo nên điểm nhấn giữa đất trời cho tuyệt tình cốc thêm hữu tình. 
 
 
Giữa cánh đồng lúa ngan ngát hương thơm với không gian sóng nước êm đềm, nền trời trong xanh thoáng đãng, rừng thông bao phủ trọn cả ven đồi khiến cho cảnh vật càng nên thơ, lãng mạn. Hiếm có nơi nào một bên núi - bên đồng, tuyệt tình cốc lọt thỏm giữa trời đất với dòng nước trong veo như “chốn tiên cảnh trần gian” mà đất trời đã ban tặng cho mảnh đất Chư Pah. 
 
 
Nơi đây đã thu hút rất nhiều các bạn trẻ chụp ảnh cưới, du ngoạn tìm đến không gian yên tĩnh để tận hưởng cuộc sống trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên hết sức thanh tao, nhẹ nhàng. Trên cung đường về Chư Đăng Ya với lễ hội hoa dã quỳ mùa này, các bạn hãy cùng khám phá tuyệt tình cốc có một không hai này nhé!
Trúc Phùng (thực hiện) 

Có thể bạn quan tâm

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

Ia Pa kết nạp 18 đảng viên trong quý I-2025

(GLO)- Ngày 31-3, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị (mở rộng) nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý I và nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II-2025.

Nghề bó chổi đót tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Nghề bó chổi đót ở thị xã An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) hiện có hơn 10 hộ dân làm nghề bó chổi đót, tập trung ở các phường: An Phú, Tây Sơn, Ngô Mây. Thu nhập từ nghề bó chổi đót giúp nhiều gia đình có cuộc sống ổn định, yên tâm gìn giữ nghề truyền thống.

Đường liên xã Kon Gang-Hải Yang đang được nâng cấp, mở rộng. Ảnh: N.D

Khởi sắc Kon Gang

(GLO)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Kon Gang (huyện Đak Đoa) là vùng căn cứ cách mạng vững chắc của tỉnh Gia Lai. Sau ngày giải phóng, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày một khởi sắc.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp.