"Uống nước nhớ nguồn"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những ngày này, cùng với cả nước, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân Gia Lai đang đồng loạt triển khai các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Những việc làm này không chỉ thêm một lần nữa khẳng định đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc mà còn là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thương binh, liệt sĩ.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn thăm tặng quà gia đình ông TrầnThanh Toán là thương binh ở tổ 5, phường Hòa Bình (thị xã Ayun Pa, Gia Lai). Ảnh: Đ.P
Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Ngọc Tuấn thăm, tặng quà gia đình ông TrầnThanh Toán là thương binh ở tổ 5, phường Hòa Bình (thị xã Ayun Pa, Gia Lai). Ảnh: Đ.P
Suốt hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và cả nội thù. Trong chiều dài lịch sử vẻ vang đó, mỗi khi non sông cất tiếng gọi, lớp lớp những người con ưu tú của dân tộc lại sẵn sàng giã biệt gia đình, làng quê cầm vũ khí lên đường chiến đấu. Vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự tồn vong của giống nòi, rất nhiều người trong số họ đã không tiếc hiến dâng một phần máu xương, thậm chí cả sinh mạng. Họ kiêu hãnh ngã xuống nơi trận tiền để “hóa thân cho dáng hình xứ sở”, để “làm nên đất nước muôn đời” như những câu thơ đầy tự hào trong bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm.
Tưởng nhớ, biết ơn những người con trung hiếu đã xả thân vì Tổ quốc; chăm lo những gia đình đã hiến dâng cả người thân cho sự nghiệp bảo vệ non sông bờ cõi qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước đã trở thành đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. Và đạo lý nhân văn này của dân tộc tiếp tục được nâng lên một tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh. Ngày 16-2-1947, ngay trong giai đoạn đầu cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 20/SL “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ”. Sau đó, theo chỉ thị của Người, ngày 27-7-1947 đã được chọn làm Ngày Thương binh toàn quốc (đến năm 1955 thì đổi thành Ngày Thương binh-Liệt sĩ) và được tổ chức thường niên như một hoạt động thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” “Ăn quả nhớ người trồng cây” của cả dân tộc.
Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, dù đất nước hết sức khó khăn về nhiều mặt nhưng Đảng, Nhà nước vẫn luôn quan tâm giải quyết tốt các chế độ chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Điều này đã tạo nên nguồn sức mạnh to lớn góp phần để cả nước đánh thắng kẻ thù xâm lược. Bước sang thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, đặc biệt là trong hơn 30 năm đổi mới, công tác đền ơn đáp nghĩa tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm hơn nữa thông qua nhiều chế độ chính sách cụ thể, tạo được sự lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội. Điều này được khẳng định rất rõ trong bài phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2018 tổ chức tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 19-7 vừa qua: “Trong suốt 71 năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng. Phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ngày càng phát triển sâu rộng, được đông đảo các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của xã hội ta. Việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư; công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực. Đời sống của người có công với cách mạng và gia đình người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện…”.
Tại Gia Lai, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh đã thường xuyên triển khai các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Theo thống kê, trong 5 năm (2012-2017), toàn tỉnh đã trao tặng 371 sổ tiết kiệm tình nghĩa cho các gia đình người có công còn khó khăn với tổng số tiền gần 3,4 tỷ đồng; xây mới 1.836 nhà tình nghĩa tặng người có công còn khó khăn về nhà ở. Đến nay, 100% Mẹ Việt Nam Anh hùng được các đơn vị phụng dưỡng, chăm sóc đến cuối đời; 98% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Ngoài ra, toàn tỉnh đã tiếp nhận và xác nhận cho 1.549 người có công hưởng chế độ ưu đãi theo quy định. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-2017), toàn tỉnh đã vận động xã hội hóa hỗ trợ xây mới, sửa chữa 1.248 ngôi nhà cho gia đình người có công còn khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí trên 70 tỷ đồng; tặng 70 sổ tiết kiệm (15 triệu đồng/sổ) cho 70 người có công…
Một tháng 7 nữa lại về. Những ngày này, cùng với cả nước, cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân Gia Lai đang đồng loạt triển khai các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công trên địa bàn. Những việc làm này không chỉ thêm một lần nữa khẳng định đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc mà còn là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thương binh, liệt sĩ.
Vĩnh Phúc

Có thể bạn quan tâm

Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3-Thống Nhất xác định 3 đột phá trong nhiệm kỳ 2025-2030

Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3-Thống Nhất xác định 3 đột phá nhiệm kỳ 2025-2030

(GLO)- Chiều 11-7, Đảng bộ Ban Chỉ huy Phòng thủ khu vực 3-Thống Nhất (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) tổ chức Đại hội lần thứ I (nhiệm kỳ 2025-2030). Đại tá Đinh Văn Thê-Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh dự và chỉ đạo đại hội.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phát động đợt thi đua cao điểm

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phát động đợt thi đua cao điểm

(GLO)- Ngày 8-7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ phát động Phong trào thi đua cao điểm “Phất cao cờ hồng tháng Tám, Thi đua giành 3 nhất" và Phong trào thi đua "Bộ đội Biên phòng tỉnh thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số” và “Bình dân học vụ số”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Quân chính toàn quân

Chiều 2/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2025. Hội nghị do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong 6 tháng đầu năm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm.

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

Quân đoàn 34 nâng cao chất lượng huấn luyện chuyên ngành

(GLO)- Thời điểm này, các đơn vị thuộc Quân đoàn 34 đang bước vào cao điểm huấn luyện chuyên ngành. Quân đoàn đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sát thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện cho bộ đội kỹ năng xử lý tình huống, khai thác, làm chủ vũ khí, khí tài hiện đại được biên chế.

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

Ra mắt bộ máy mới của Công an Gia Lai

(GLO)- Chiều 29-6, tại TP. Quy Nhơn, Công an tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh Gia Lai về sắp xếp tổ chức cán bộ Công an cấp tỉnh và Công an cấp xã trên địa bàn tỉnh.

null