Ươm "vàng" trên vùng đất mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những con đường dài hun hút, phẳng lì, dọc 2 bên đường là hàng triệu cây cao su mới được trồng đều tăm tắp, có nơi cây đã cao quá nóc ngôi nhà sàn, điểm thì những công nhân đang tích cực ươm, tưới chuẩn bị xuống giống vào đúng mùa xuân này… Đó là những hình ảnh và công việc mà chúng tôi đã ghi nhận từ dự án trồng cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah-Gia Lai đang triển khai với 6.000 ha trên đất bạn Campuchia, thuộc xã Don Cam Pech, huyện San Dan, Tỉnh Kam Pong Thom.

Những khởi đầu thuận lợi

Cuối năm 2009, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tạo điều kiện cho Công ty TNHH MTV Cao su Chư Pah (Gia Lai) khảo sát, xây dựng dự án trồng cây cao su trên đất Campuchia. Không gì vui hơn, ngay lập tức, một nhóm kỹ sư, cán bộ dày dạn kinh nghiệm được triệu tập. Các anh Tuấn, Thao, Sơn và 2 người cùng tên Minh nhận nhiệm vụ tiên phong “lãnh ấn” với sứ mệnh mở đường cho một dự án lớn.   

 

Lô cao su phát triển mạnh trên vùng đất mới. Ảnh: N.G
Lô cao su phát triển mạnh trên vùng đất mới. Ảnh: N.G

Với một ít vốn ngôn ngữ của nước sở tại thông qua các lớp học, giao tiếp năm chàng “Ngự lâm” Công ty TNHH MTV Cao su Chư Pah miệt mài, vừa tìm hiểu văn hóa, mặt khác tìm hướng khảo sát về mặt thổ nhưỡng, địa chất và vị trí chiến lược của toàn vùng dự án trong phạm vi rộng lên đến 6.000 ha… Nhớ lại những ngày gian nan ấy, anh Huỳnh Ngọc Minh- Phó Giám đốc Công ty Phát triển Cao su C.R.C.K tại Campuchia nói: Nhận được nhiệm vụ lớn và là chiến lược lâu dài trên vùng đất mới, với tâm thế của những người tiên phong, chúng tôi dù được cho là già dặn trên đất nước mình trong lĩnh vực trồng, khai thác mủ cao su, nhưng khi qua đến đất bạn Campuchia, trong tôi luôn cảm thấy lo lắng, và rồi, tất cả năm anh em khi đó, quyết tâm cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia nước bạn, mỗi người phân chia thành một nhiệm vụ khảo sát thổ nhưỡng, đo đạc vị trí, tìm hiểu khí hậu, văn hóa đời sống của người dân đất Chùa Tháp... Tiến độ hoàn thành đến đâu thường xuyên được báo về công ty mẹ và từ đó các nội dung, văn bản đồng thời được triển khai và thỏa thuận giữa các công ty trong việc giao đất triển khai dự án được thuận lợi.

Nói là vậy, nhưng công việc của những ngày tháng đầu trên đất Chùa Tháp tại thời điểm tiến hành khảo sát, đo đạc đối với các anh là không thể nào phai nhạt. Anh Hoàng Đức Minh-hiện là Giám đốc Nông trường 1 thuộc Công ty Phát triển Cao su C.R.C.K, nhớ lại: Là cán bộ trẻ và muốn đương đầu với thử thách mới, nhiều kỹ sư trẻ lúc đó đồng loạt đăng ký để thử sức mình. Vào thời điểm ấy, tôi đang làm việc tại Nông trường Cao su Hà Tây, trước lúc đăng ký đi xa thì vợ là Bùi Thị Lan Hương-giáo viên cấp 2 tại thị trấn Hòa Phú, đang có con nhỏ nên đã khuyên ở nhà lo cho gia đình sớm hôm. Nhưng vì quyết tâm lớn và động viên từ bố mẹ, nên vợ cũng đồng thuận. Sang Campuchia từ tháng 11-2010, đến nay công việc đã thuận lợi rất nhiều. Ban đầu qua, muốn liên lạc về gia đình rất khó vì chưa có sóng điện thoại, nay công ty đã lắp đặt riêng cột sóng phục vụ tại vùng dự án.

 

Khu dân cư với 50 ngôi nhà được công ty xây dựng cho công nhân an tâm làm việc. Ảnh: N.G
Khu dân cư với 50 ngôi nhà được công ty xây dựng cho công nhân an tâm làm việc. Ảnh: N.G

Theo học tại khoa Lâm Nghiệp của Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh-Chi nhánh tại Gia Lai, vừa ra trường không biết công việc sẽ thế nào thì chúng em hay tin các doanh nghiệp cao su của Gia Lai đồng loạt tuyển dụng cán bộ trẻ, nhiệt huyết. Vậy là chúng em, từ nam đến nữ viết hồ sơ và tìm đến những đơn vị mình tâm huyết và đã có thời gian thực tập tại đây. Gia đình em tại Chư Pah nên em tìm đến Công ty TNHH MTV Cao su Chư Pah để nộp đơn, hồi hợp chờ đợi sau nhiều ngày, thì bất ngờ có người gọi thông báo em đến công ty để phỏng vấn và em chính thức được tuyển chọn cho việc xây dựng dự án trên đất mới. Trong lúc tiến hành khảo sát, thăm dò, mỗi ngày từ tờ mờ sáng đến chiều tối, anh em cứ thế băng rừng, ghi chép tường tận những gì tồn tại trên vùng đất báo về. Đôi khi công việc nhiều quên cả chuyện đói, nước uống khô sạch mà đường trở lại thì quá xa… cố chịu, anh em hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất-đó là những gì mà Giám đốc Nông trường 2-Hoàng Nam Thao kể lại cho chúng tôi nghe về những người đầu tiên đặt nền móng cho dự án trồng, chăm sóc, chế biến mủ cao su trên đất Campuchia.

Sự thiếu thốn về mọi mặt, từ cơ sở vật chất, đường đi lại từ nơi ở đến lán trại làm việc tập trung thì quá xa, đường giao thông toàn địa hình trắc trở, giao tiếp không mấy thuận lợi… thì nay, mọi chuyện đã thay đổi khá nhiều. Qua sự giúp đỡ và tạo điều kiện từ chính quyền tỉnh Cam Pong Thom, những đồi đất nay đã trở thành nơi hàng triệu cây cao su trồng mới, từng ngày vươn lên trên bầu trời tại đất nước Chùa Tháp xinh đẹp. Những con đường thẳng tắp được hình thành xen kẽ những lô cao su phát triển phì nhiêu, xanh mượt; nhiều công trình phục vụ dân sinh cho những công nhân, nhân viên, kỹ sư cho người dân nước bạn đang dần được hình thành tại vùng dự án.

 

Gia đình chị Soc Thia cùng dân làng làm cao su tại CRCK. Ảnh: N.G
Gia đình chị Soc Thia cùng dân làng làm cao su tại CRCK. Ảnh: N.G

Ngoài những câu chuyện được ghi nhận, chúng tôi còn được chính Tổng Giám đốc là ông Phạm Đình Luyến đưa đến thăm khu vực vườn cây đang phát triển xanh tốt trên hàng ngàn ha đất. Dẫu muốn ghi lại những hình ảnh đặc sắc nhất của vườn cây, nhưng nơi đâu được đưa đến thăm, những vườn cây cũng đều xanh tốt chờ ngày được cạo và cho ra những giọt “vàng trắng” và đó có lẽ cũng là sự mong đợi của cả công ty mẹ tại Gia Lai đang mong chờ từng ngày.

Tiếp nối tình đoàn kết và hữu nghị

Việc triển khai thực hiện dự án trồng 100.000 ha cao su trên đất bạn cao su tại Campuchia của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đang góp phần rất hiệu quả vun đắp thêm tình hữu nghị và đoàn kết của hai đất nước Việt Nam và Campuchia. Hiện nay, 19 công ty thành viên của Tập đoàn đã trồng được hơn 90.000 ha và vườn cao su phát triển rất tốt. Bên cạnh đầu tư trồng cây cao su, các công ty còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông nhà ở cho công nhân, trường học, trạm y tế, điện, nước sinh hoạt cũng như chùa chiền. Vấn đề quan tâm nhất là tuyển dụng, đào tạo đội ngũ công nhân là người dân tại chỗ.

Tại vườn cây cao su do mình đang nhận chăm sóc, chị Lan Sóc Thia (40 tuổi) người dân sinh sống tại xã Don Cam Pet nói: Người dân chúng tôi lâu nay chỉ biết làm ruộng vào mùa mưa, bắt con cá, con ốc ở sông khi nước cạn, cuộc sống khó khăn lắm. Từ năm 2010, khi biết có người Việt Nam đến nơi mình sống trồng loại cây mới, cần tuyển người làm. Tôi nghĩ sẽ không được làm, nhưng các kỹ sư đã chỉ dẫn và nay tôi được chọn là công nhân chính của công ty ngay từ năm đầu tiên.

Với công việc dễ dàng, có nhiều tiền hơn làm lúa, bắt cá nên chị Thia đã xin cho chồng là anh Bu Chaoh (45 tuổi) cùng làm việc với mình. Mỗi ngày 2 vợ chồng chị Thia và anh Chaoh thực hiện việc kiểm tra tiến độ công việc, quản lý công nhân và lập báo cáo về nông trường. Anh Chaoh vui cười nói: Nhà tôi trước kia không đủ ăn, con đi học khó khăn lắm, nay tốt rồi. Tôi làm việc và được thưởng. Tiền lương của 2 vợ chồng có thể làm được nhiều việc rồi. Cảm ơn công ty nhiều.

Cùng với gia đình này, nhiều dân bản sinh sống vùng đất khác nơi có địa bàn tiếp giáp với tỉnh Kam Pong Thom biết thông tin tuyển dụng công nhân nên cùng nhau đến xin và được tuyển dụng vào làm việc lâu dài với Công ty Cao su Chư Pah.

 

Ảnh: N.G
Ảnh: N.G

Ông Huỳnh Ngọc Minh-Phó Giám đốc Công ty Phát triển Cao su C.R.C.K tại Campuchia cho biết: Hiện tại, công tác quy hoạch, trồng mới trong tháng đầu năm 2015 đã kết thúc theo đúng quy định. Chúng tôi đang tiếp tục triển khai nhiều công việc và chuẩn bị cho việc khai thác mủ nên sẽ tiếp tục thông báo tuyển dụng lên đến cả ngàn công nhân. Tuy vậy, công tác tuyển dụng đang gặp nhiều khó khăn. Để thu hút người dân đến sinh sống làm việc tại vườn cây nhận khoáng, Công ty mẹ đã tiếp tục đầu tư nhiều hạng mục công trình phục vụ dân sinh như khu nhà ở tập trung với 50 ngôi nhà kiên cố, xây dựng trường học, trạm y tế và xây dựng chùa đúng theo phong tục, kiến trúc của người dân nơi đây… nhằm giúp người dân có đầy đủ nhất những điều kiện cần thiết một khi đến làm với công ty. Chúng tôi tin rằng, vườn cây khi đưa vào khai thác, thu nhập của người công nhân sẽ ngày càng tốt hơn.

Trong cuộc gặp gỡ giữa Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia diễn ra vào cuối năm 2014 vừa qua, phía Campuchia đánh giá rất cao Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam khi triển khai thực hiện dự án trồng cao su tại Campuchia, rất nhiều công trình hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, vùng sâu, vùng xa của đất nước. Qua đó, phía nước bạn cũng cho rằng: Thông qua dự án trồng cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tại Campuchia càng khẳng định, tình đoàn kết hữu nghị của hai đất nước, hai dân tộc Việt Nam và Campuchia sẽ mãi luôn được vun đắp thêm, để hai dân tộc, hai đất nước càng gắn bó và thắt chặt hơn nữa trong tương lai.

Bên cạnh công tác xây dựng, kiến thiết quy hoạch của dự án cũng như việc tuyển dụng, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công nhân nói chung và người dân sinh sống trong vùng phát triển dự án, phía công ty mẹ luôn thực hiện công tác thăm hỏi, kiểm tra định kỳ vào mỗi tháng, quý hàng năm.

Cùng với công tác xây dựng, phía Công ty Phát triển Cao su C.R.C.K tại Campuchia quan tâm rất lớn đến những công nhân Việt Nam đang công tác xa nhà và làm việc tại Campuchia. Các tổ chức chính trị, công đoàn, đoàn thanh niên được xây dựng. Ông Nguyễn Văn Bình- Phó Giám đốc phụ trách Công ty Phát triển Cao su C.R.C.K cho biết: Công ty luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất đến từng công nhân làm việc, riêng những công nhân, kỹ sư Việt Nam thường xuyên được luân chuyển để về nhà thăm gia đình. Có những đôi bạn qua công tác đã nên đôi vợ chồng và sắp đón nhận thêm thành viên mới. Nhằm xây dựng củng cố hệ thống chính trị tại nơi công tác, chi bộ Đảng được thành lập, ban đầu chỉ có 2 đảng viên, sau đó điều động thêm 1 đảng viên, đến nay đã kết nạp thêm 7 đảng viên mới, nâng số đảng viên trong chi bộ lên 12 đảng viên. Chi bộ sinh hoạt theo quy định, qua các cuộc họp thường xuyên triển khai thực hiện theo nghị quyết cũng như ghi nhận ý kiến xây dựng góp ý tổ chức ngày một vững mạnh.

Vỏn vẹn chỉ với 2 đêm ở lại cùng công nhân tại vùng dự án, nhưng trong vùng rừng xa xôi đầy gió ấy, tất cả những công nhân, kỹ sư của 2 nước luôn xây dựng vun đắp những tình cảm tốt đẹp nhất, tiếp nối tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc đã hình thành từ nhiều thập kỷ qua.

Nguyễn Giác

Có thể bạn quan tâm

Cửu Trại Câu du ký

Cửu Trại Câu du ký

Nơi chúng tôi đến trong chuyến đi dài ngày lần này là vùng đất Cửu Trại Câu xinh đẹp, một trong những danh lam thắng cảnh của Tứ Xuyên, rất đắc địa về mặt phong thủy của Trung Hoa lục địa.

Bát nháo 'cò' vùng biên

Bát nháo 'cò' vùng biên

Tình trạng 'cò' đưa người qua lại biên giới Campuchia diễn ra bát nháo ở khu vực gần cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) và Mỹ Quý Tây (Long An) tiềm ẩn nguy cơ về an ninh trật tự, tội phạm trốn truy nã, cờ bạc, buôn lậu, ma túy...

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Bảo vệ động vật hoang dã trên dãy Trường Sơn: Xuyên rừng tìm dấu chân thú

Ẩn sâu dưới những tán rừng xanh thẳm của Vườn quốc gia Vũ Quang là thế giới đầy sống động của vô số loài động vật quý hiếm. Để sở hữu cánh rừng già cổ thụ với hàng nghìn loài động vật, có những “chiến binh” đang ngày đêm thầm lặng bảo vệ kho báu khổng lồ giữa đại ngàn Trường Sơn.

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Sơn thếp cho chén vỡ hóa lành

Bên đống bát đĩa vỡ toang, mọi người hì hụi chọn ra những cái tan nát nhất để thực hành một kỹ thuật thú vị trong nghệ thuật sơn ta, đó là thếp vàng - bạc, mục đích hàn gắn lại sản phẩm, che đi vết vỡ bằng kỹ thuật sơn thếp, dưới sự hướng dẫn của họa sĩ Nguyễn Xuân Lục.

Cán bộ an ninh gặp gỡ, tuyên truyền người dân không nghe kẻ xấu lôi kéo vượt biên. Ảnh: T.T

Buôn làng rộng lòng bao dung - Kỳ cuối: Thức tỉnh những người lầm lỡ

(GLO)-Giữa tháng 3-2024, Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh cùng đoàn công tác của Bộ Công an có chuyến sang Thái Lan để gặp gỡ những người dân tộc thiểu số Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở 2 địa điểm thuộc huyện Bang Yai, tỉnh Nonthaburi.

'Bảo mẫu' đàn chim trời

'Bảo mẫu' đàn chim trời

Dựng trang trại trồng tre, nuôi vịt nhưng thấy đàn chim trời hàng nghìn con về trú ngụ, làm tổ, ông Nguyễn Mạnh Cường (Hà Tĩnh) đã dừng việc chăn nuôi, nhường vườn cây xanh tốt cho đàn chim trú ngụ, làm tổ.