UBND huyện Đức Cơ yêu cầu kiểm tra vấn đề Báo Gia Lai nêu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)-

Ngày 21-6, ông Trần Ngọc Phận thay mặt cho UBND huyện Đức Cơ đã ký Công văn số 1109/UBND-KT về việc kiểm tra báo cáo, giải trình phản ánh từ bài viết “Bức xúc vì tiếng ồn từ cơ sở nuôi yến” trên Báo Gia Lai Online đăng ngày 19-6.

Một cơ sở nuôi yến được xây dựng kiên cố lắp loa công suất lớn tại xã Ia Dom. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Một cơ sở nuôi yến được xây dựng kiên cố lắp loa công suất lớn tại xã Ia Dom. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo đó, công văn yêu cầu Chủ tịch UBND thị trấn Chư Ty và các xã: Ia Dom, Ia Nan chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh thông tin mà bài báo phản ánh; báo cáo giải trình các nội dung gửi về UBND huyện trước ngày 27-6. Đề xuất, tham mưu UBND huyện các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng nêu trên (nếu có).

Công văn cũng yêu cầu các phòng: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Kinh tế và Hạ tầng, UBND các xã, thị trấn, theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhà nước, xử lý nghiêm các cơ sở nuôi yến trong khu dân cư gây tiếng ồn. Địa phương nào để xảy ra tình trạng người dân bức xúc vì tiếng ồn từ cơ sở nuôi yến thì chủ tịch UBND xã, thị trấn đó chịu trách nhiệm trước UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện.

Trước đó, Báo Gia Lai có bài viết phản ánh những bức xúc của người dân ở thị trấn Chư Ty và xã Ia Dom, Ia Nan vì tiếng ồn từ các cơ sở nuôi chim yến trong khu dân cư. Cùng với đó, nhiều hộ gia đình đã tự cơi nới nhà của mình để nuôi yến, trong khi chính quyền địa phương chưa cương quyết xử lý vấn đề này dẫn đến tiếng ồn từ các loa dụ yến làm đảo lộn cuộc sống của người dân.

Có thể bạn quan tâm

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

Phát huy hiệu quả Quỹ “Vì người nghèo”

(GLO)- Những năm qua, Quỹ “Vì người nghèo” nhận được sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và các tầng lớp nhân dân. Từ nguồn quỹ này, hàng chục ngàn hộ nghèo trong tỉnh Gia Lai được hỗ trợ để vươn lên ổn định cuộc sống.

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

Cô Bảy nước hoa ba số bảy

(GLO)- Ở cơ quan K8 ngày ấy (nay là thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) trong căn cứ phía sau dãy Hãnh Hót có nhiều chị em phụ nữ, hầu hết ở độ tuổi 18-20. Chỉ có cô Bảy Sương (Nguyễn Thị Sương) là lớn tuổi nhất, nhưng cũng ở độ tuổi U40.