Bức xúc vì tiếng ồn từ cơ sở nuôi yến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhiều hộ ở huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đầu tư xây dựng nhà nuôi yến bởi nghề này đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, do chính quyền địa phương quản lý chưa chặt chẽ nên các cơ sở nuôi yến trong khu dân cư gây tiếng ồn lớn khiến người dân xung quanh rất bức xúc.

Nhiều người dân ở thị trấn Chư Ty rất bức xúc vì các hộ nuôi yến trong khu dân cư sử dụng loa để dụ đàn yến về làm tổ gây tiếng ồn quá lớn, làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của họ. Theo người dân phản ánh, ban đầu, thị trấn chỉ có 1-2 hộ nuôi yến. Nhưng hiện nay, những “ngôi nhà yến”, “biệt thự yến” đua nhau mọc lên. Khoảng 1 năm nay, các cơ sở nuôi yến bật loa với cường độ lớn suốt từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối để dẫn dụ chim về làm tổ.

Bà N.T.T. (tổ 9) cho biết: “Nhà tôi ở gần chợ đã ồn ào rồi. Hơn 1 năm nay, có mấy hộ cơi nới nhà ở để làm nhà yến, suốt ngày mở loa để dụ yến về nên gây tiếng ồn rất khó chịu. Nhiều lúc tiếng loa phát lớn như tra tấn, chúng tôi không thể nào ngủ được”.

Một cơ sở nuôi yến xây dựng ở khu dân cư thôn Ia Chía (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) nhưng không bị xử lý. Ảnh: T.T

Một cơ sở nuôi yến xây dựng ở khu dân cư thôn Ia Chía (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) nhưng không bị xử lý. Ảnh: T.T

Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh (có hiệu lực từ ngày 19-7-2020) quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đã quy định rõ: Vùng nuôi chim yến là vùng nằm ngoài khu dân cư (thôn, buôn, làng và tương đương đã được quy hoạch) và ngoài khu vực không được phép chăn nuôi (khu vực thuộc tổ dân phố thuộc phường của thành phố, thị xã; tổ dân phố thuộc thị trấn của các huyện và khu quy hoạch trung tâm hành chính xã được UBND cấp huyện phê duyệt). Đồng thời, nhà yến phải cách khu dân cư tối thiểu 300 m; thiết bị phát âm thanh để dẫn dụ chim yến có cường độ âm thanh đo tại miệng loa không vượt quá 70 dBA; thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến từ 5 giờ đến 11 giờ 30 phút và từ 13 giờ 30 phút đến 19 giờ mỗi ngày. Nghị quyết cũng quy định rõ những cơ sở nuôi yến được xây dựng và hoạt động trước khi Nghị quyết có hiệu lực thi hành thuộc khu vực không được phép chăn nuôi nói trên thì trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 83 Luật Chăn nuôi năm 2018 phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp theo quy định.

Ông Trịnh Quốc Thọ-Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chư Ty-cho biết: Trên địa bàn thị trấn có 37 cơ sở nuôi yến của 35 hộ. Trong số đó, 26 cơ sở xây dựng trước ngày Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND có hiệu lực, 11 cơ sở xây sau ngày Nghị quyết có hiệu lực. Hiện nay, trên địa bàn cũng phát sinh 6 nhà nuôi yến xây dựng trên đất nông nghiệp. “Chúng tôi đã đề xuất các cơ quan chuyên môn của huyện có văn bản hướng dẫn cụ thể về chế tài xử lý vi phạm nêu trên. Tuy nhiên, đến nay, chúng tôi chưa nhận được văn bản chỉ đạo cũng như hướng dẫn triển khai thực hiện của UBND huyện và các cơ quan chuyên môn”-ông Thọ nhấn mạnh.

Không chỉ ở thị trấn Chư Ty mà người dân các xã Ia Dom, Ia Nan cũng rất bức xúc vì các cơ sở nuôi yến gây tiếng ồn lớn, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Các cơ sở nuôi yến không chỉ nằm trong khu dân cư mà còn gần trường học, trụ sở các cơ quan, đơn vị làm cho nguy cơ ô nhiễm tiếng ồn càng nặng nề hơn. Riêng xã Ia Dom hiện có 29 cơ sở nuôi yến, chủ yếu nằm trong khu dân cư, có 10 cơ sở nuôi yến được xây dựng sau khi Nghị quyết số 127/2020/NQ-HĐND đã có hiệu lực. Mặc dù xã đã tích cực tuyên truyền, kiểm tra và xử phạt 1 trường hợp vi phạm nhưng cũng lúng túng trong việc yêu cầu người dân khắc phục. Ông Nguyễn Văn Thành (thôn Cửa Khẩu) bức xúc: “Chúng tôi đi làm cả ngày, mong trưa và tối có giấc ngủ ngon nhưng các cơ sở nuôi yến mở loa với công suất lớn làm chói tai khiến không ai ngủ được”.

Cơ sở chăn nuôi yến tại xã Ia Dom được xây dựng kiên cố, lắp loa phóng công suất lớn để dẫn dụ chim, gây tiếng ồn ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Ảnh: Thiên Thanh

Cơ sở chăn nuôi yến tại xã Ia Dom được xây dựng kiên cố, lắp loa phóng công suất lớn để dẫn dụ chim, gây tiếng ồn ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Ảnh: Thiên Thanh


Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Anh-Chủ tịch UBND xã Ia Dom-cho biết: “Chúng tôi cũng đã yêu cầu các hộ dân nuôi yến giảm âm lượng loa nhưng vẫn chưa thực hiện triệt để. Trong khi chúng tôi làm cương quyết thì xã Ia Nan lại để các hộ xây dựng nhiều cơ sở nuôi yến gần trụ sở UBND xã Ia Dom. Chúng tôi cũng có văn bản đề nghị UBND xã Ia Nan kiểm tra, xử lý nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Người dân 2 xã gần nhau, chỉ cách một con đường, thấy dân xã kia làm thì người dân bên này cũng làm theo. Chính vì thế gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý của chính quyền địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

Hướng dẫn 24 của Bộ Nội vụ, gợi ý sắp xếp tổ cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

(GLO)- Ngày 18-12, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà thay mặt Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ ký ban hành Công văn số 24/CV-BCDDTKNQ18 về Định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Tư vấn pháp luật

Tư vấn pháp luật

(GLO)- * Bạn đọc N.H.O. hỏi: Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô gây tổn hại về sức khỏe cho người khác thì phải bồi thường như thế nào?

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về xem xét chất lượng của bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pa; hỗ trợ các đối tượng chính sách, người có công được nhận quà của tỉnh nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7;...

Đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok, huyện Ia Pa

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan đường Trường Sơn Đông xuống cấp

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về tình trạng sạt lở bờ suối ăn sâu vào khu vực tường bao xung quanh Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã la Nan, huyện Đức Cơ); đoạn đường Trường Sơn Đông đi qua địa phận xã Ia Trok (huyện Ia Pa) xuống cấp;...

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.