Tỷ lệ tiến sĩ tại các trường ra sao so với chuẩn cơ sở giáo dục ĐH?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Nhiều trường ĐH không đào tạo tiến sĩ có tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ vượt so với quy định của chuẩn cơ sở giáo dục ĐH. Tuy nhiên, với không ít trường có đào tạo tiến sĩ thì tỷ lệ này còn thấp.

Theo Thông tư ban hành chuẩn cơ sở giáo dục ĐH của Bộ GD-ĐT, ở tiêu chí tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ (thuộc tiêu chuẩn 2 - giảng viên), các trường ĐH phải đáp ứng yêu cầu "không thấp hơn 20% và từ năm 2030 không thấp hơn 30% đối với cơ sở giáo dục ĐH không đào tạo tiến sĩ". Đối với cơ sở giáo dục ĐH có đào tạo tiến sĩ, tỷ lệ này phải không thấp hơn 40% và từ năm 2030 không thấp hơn 50%.

Để đạt chuẩn cơ sở giáo dục ĐH, các trường phải đáp ứng tiêu chí về tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ. ẢNH: B.H
Để đạt chuẩn cơ sở giáo dục ĐH, các trường phải đáp ứng tiêu chí về tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ. ẢNH: B.H

Theo thông tin công khai về đội ngũ giảng viên cơ hữu tại các trường ĐH, có thể thấy đa số các trường ĐH không đào tạo tiến sĩ đều có tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ là trên 20%, đạt chuẩn giáo dục ĐH ở tiêu chí tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ. Trong đó, có những trường đạt tới 44-45% như Phương Đông, Thành Đô, Võ Trường Toản.

Tuy nhiên, tại các trường ĐH có đào tạo tiến sĩ, hiện tại, số lượng các trường có tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ dưới 40% khá nhiều. Nếu như không có chính sách đầu tư quyết liệt vào việc đào tạo hoặc thu hút đội ngũ ngay từ bây giờ thì đến năm 2030, các trường rất khó có thể đạt tỷ lệ 50%.

Một số trường có tỷ lệ hơn 40% một chút như Ngoại thương, Kinh tế luật TP.HCM, Khoa học tự nhiên TP.HCM, Y Hà Nội. Một số trường cao hơn 50% như Y dược TP.HCM, Kinh tế TP.HCM.

Đặc biệt, có những trường tỷ lệ cao đột phá như Khoa học tự nhiên Hà Nội (86,7%), Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội (77,4%), Bách khoa Hà Nội (73,8%), Kinh tế Hà Nội (69,4%), Việt Đức (67,4%).

Thông tin tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ tại một số trường như sau:

Theo Mỹ Quyên (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.