Dù thời tiết khắc nghiệt của biển, đảo, nhưng nhờ bàn tay chăm sóc của các cán bộ, chiến sĩ ở các điểm, đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), hoa phong lan vẫn sinh trưởng tốt và vươn mình khoe sắc nơi tiền tiêu của Tổ quốc.
Đến các đảo, điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), không ít người ngạc nhiên với những vườn hoa phong lan xanh tốt và đang vươn mình khoe sắc.
Theo các cán bộ, chiến sĩ trên đảo, hoa lan được đưa ra Trường Sa cách đây khoảng 5 năm. Đưa hoa phong lan ra đảo xuất phát từ ý tưởng của một số hội viên thuộc Hiệp hội hoa Đà Lạt (Lâm Đồng).
Sau nhiều lần thử nghiệm, họ đã nhân giống thành công các dòng phong lan tương thích với thời tiết, khí hậu khắc nghiệt ở Trường Sa.
Hàng năm, những dò hoa phong lan như một món quà đặc biệt được đất liền gửi theo những con tàu ra Trường Sa.
Khi tới đảo, những dò hoa phong lan được những người lính nâng niu, chăm sóc. Tình cảm thiêng liêng của đất liền và sự yêu thương của những người lính đã giúp phong lan trụ vững nơi đảo xa, góp phần tô điểm sắc màu xanh tươi đẹp nơi đảo xa.
Những dò hoa phong lan tại đảo Sinh Tồn Đông được trồng dưới tán cây lớn trên đảo để có bóng mát. Các cây lan ở đây thân đậm, màu xanh nhạt hơn trong đất liền…
Nhiều dò phong lan được tự chế từ gốc hoặc thân, cành của cây gỗ và được treo bên cửa sổ
Phong lan được các chiến sĩ thường xuyên tưới nước, chăm sóc cẩn thận và khoe hoa rất đẹp. Để có nước ngọt tưới cho hoa, các chiến sĩ phải tiết kiệm nguồn nước ít hỏi từ những cơn mưa
Khuôn viên đảo Sinh Tồn Đông xanh mát, đẹp hơn khi có những dò hoa phong lan khoe sắc
Tại đảo Nam Yết, phong lan sinh trưởng và phát triển mạnh. Lan được nhân giống sau đó ươm vào các vỏ dừa khô
Dưới những cây mù u cổ thụ, những dò hoa phong lan được các chiến sĩ đảo Sơn Ca chăm sóc cẩn thận
Ở đảo Song Tử Tây, vườn hoa phong lan được xây dựng công phu hơn. Các dò lan được chăm nuôi dưới tán lưới, có hệ thống tưới nước nhỏ giọt
Tình yêu thương và sự chăm sóc cẩn thận của những người lính đã giúp hoa phong lan trụ vững, khoe sắc mình nơi tiền tiêu của Tổ quốc
(GLO)- Dứa sấy dẻo là sản phẩm được tạo ra từ cây dứa không mắt đặc trưng của người Bahnar ở làng Kon Lốc 1, xã Đak Rong, huyện Kbang. Chế biến dứa sấy dẻo là hướng đi tiềm năng giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập, đồng thời mở ra cơ hội để nông sản của địa phương vươn ra thị trường.
(GLO)- Những năm qua, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã tạo điều kiện thuận lợi giúp hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn sinh kế phù hợp để phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống.
(GLO)- Cùng với phát triển sản xuất, xây dựng thương hiệu thì quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm tiêu biểu của Gia Lai.
(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.
(GLO)- Tại hội nghị đại biểu người lao động năm 2025 diễn ra ngày 28-3, Công ty 715 (Binh đoàn 15) đặt mục tiêu năng suất bình quân cao su kinh doanh đạt 1,65 tấn/ha. Thiếu tướng Hoàng Văn Sỹ-Tư lệnh Binh đoàn 15 dự và chỉ đạo hội nghị.
(GLO)- Chanh dây sấy viên, mứt chanh dây, chuối sấy, khoai lang sấy… là những sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cây ăn quả đặc trưng sẵn có tại địa phương.
(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
(GLO)- Với mong muốn đưa nông sản “made in Chư Sê” vươn xa, chị Hồ Thị Hoài Thu (SN 1994, tổ 5, thị trấn Chư Sê) đã thành lập Công ty Truyền thông và thương mại Chư Sê (Chư Sê Agency) để đồng hành cùng nông dân và doanh nghiệp tại địa phương bán hàng trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT).
(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.
(GLO)- Bằng ý chí và nghị lực, anh Nguyễn Quốc Hưng (làng Ya Ma-Hòa Bình, xã Yang Nam, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) đã biến vùng sỏi đá thành vườn rẫy xanh tốt mang lại thu nhập hàng tỷ đồng/năm, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của huyện.
(GLO)- Từ ngày 17 đến 28-3, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức 10 lớp tập huấn chuyển giao ứng dụng kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho hơn 500 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện.
(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.
(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.
(GLO)- Nhờ áp dụng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, nhiều hội viên nông dân trên địa bàn huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) không chỉ cải thiện thu nhập mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
(GLO)- Vượt qua những tiêu chuẩn khắt khe, một số sản phẩm đặc trưng của Gia Lai chuẩn bị vào thị trường Nhật Bản dưới dạng sản phẩm hoàn thiện chất lượng cao.
(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.
(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.
(GLO)- Sáng 11-3, đoàn công tác do ông Lê Viết Nam-Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) làm trưởng đoàn đã đến tham quan, học tập kinh nghiệm về trồng cây thuốc lá tại huyện Krông Pa.
(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
(GLO)- Với những ưu điểm vượt trội, giống chanh dây Đài Nông 1 Đức Điền do Công ty TNHH một thành viên Nông nghiệp SeSan Gia Lai (Khu Công nghiệp Diên Phú, TP. Pleiku) sản xuất đã mang đến những vụ mùa bội thu cho bà con nông dân.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu