Tương lai thuộc về nông nghiệp công nghệ cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để chuyển từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một quá trình. Nó chỉ đến khi người nông dân nhận ra lợi ích thiết thực của cách làm mới này. Một khi đã nhận ra, họ sẽ tìm hiểu sâu về công nghệ, sẽ vay vốn ngân hàng để làm nông nghiệp công nghệ cao. 
Gia Lai đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bắt đầu từ chính những người nông dân. Ban đầu là tự phát, rồi sau đó có sự định hướng, chỉ đạo của chính quyền và ngành chức năng. Đây được xem là hướng đi đúng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đã có những nông dân trong tỉnh tự đầu tư hàng trăm triệu đồng để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và thu được thành công. Nông sản họ làm ra dễ tiêu thụ, lợi nhuận tăng cao. 
Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có 23.571 ha cây trồng được ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước; xây dựng được 155 cánh đồng lớn với diện tích 3.040 ha; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hơn 688 ha, GlobalGAP 500 ha, Organic 46 ha rau quả, cà phê, chè. Toàn tỉnh còn có 210 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng công nghệ cao. 
Đó là những con số báo hiệu một điều lớn lao: tương lai nền nông nghiệp sẽ thuộc về nông nghiệp công nghệ cao. 
Ngay khi áp dụng cách tưới nước nhỏ giọt, tưới tiết kiệm nước thì không những người nông dân đạt được hiệu quả trong canh tác nông nghiệp mà quan trọng hơn, họ còn có ý thức bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm tối đa nguồn nước để sử dụng lâu dài. Đó cũng là bảo vệ môi trường một cách thiết thực nhất.
Nông nghiệp công nghệ cao đang bắt đầu phát triển và đã thu được những thành công bước đầu. Nhưng để nông nghiệp công nghệ cao phát triển rộng rãi thì rất cần sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền, ngành chức năng, không chỉ hỗ trợ về vốn mà còn cả về tập huấn kỹ thuật, giới thiệu công nghệ mới. Đây là công việc phải làm thường xuyên, lâu dài và kiên nhẫn. Cùng với phương thức canh tác nông nghiệp này, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật của người nông dân sẽ được nâng cao thấy rõ. Và như thế, dân trí cũng nâng cao theo. Bây giờ, hầu hết mọi người đều dùng điện thoại di động thông minh, nhưng không phải người nào cũng sử dụng được hết những tính năng thông minh của nó. Chính canh tác nông nghiệp công nghệ cao sẽ giúp người nông dân khám phá những tính năng mới mẻ mang ý nghĩa bổ trợ của điện thoại thông minh. Khi đó, điện thoại không chỉ là phương tiện liên lạc mà còn là phương tiện công nghệ áp dụng hiệu quả trong điều khiển và kiểm soát quy trình sản xuất nông nghiệp. 
Người nông dân Gia Lai giờ đã quen với việc trồng những cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu... Đó là điều kiện cần để họ có thể làm quen nhanh và ứng dụng tốt những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất. Nhưng để có điều kiện đủ thì họ lại rất cần sở đắc những kiến thức về nông nghiệp công nghệ cao. Điều này Nhà nước phải có kế hoạch hỗ trợ một cách thực tế và hiệu quả. Ngay việc in tài liệu về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cũng phải lựa chọn những tài liệu phù hợp nhất, tiên tiến nhất. Mua thiết bị công nghệ nông nghiệp cũng như vậy. Làm sao khi người nông dân đã cảm thấy tự tin đi vào lĩnh vực sản xuất này, họ cũng sẽ tiếp cận nhanh nhất và chuẩn nhất với công nghệ cao, với những kỹ năng sử dụng thiết bị.
Tương lai nền nông nghiệp Việt Nam nói chung, Gia Lai nói riêng thuộc về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sạch, bảo vệ môi trường và sức khỏe cho mọi người. Nhưng tương lai này không tự nó đến. Phải chuẩn bị, làm việc say mê, tích cực, đầy tinh thần chủ động và tính sáng tạo thì mới có được tương lai ấy.  
Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.