Emagazine

E-magazine Quản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

Năm 2019, hơn 200 hộ dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) rất phấn khởi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý với tổng diện tích 570 ha. Sau khi tham gia tập huấn về quản lý, phát triển rừng, người dân trong làng được chia làm 13 tổ để luân phiên tổ chức tuần tra, chăm sóc rừng.

Trưởng thôn AMich cho biết: “Chúng tôi thường xuyên tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, một số hộ gia đình tự khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng bổ sung cây lâm nghiệp... trên diện tích được giao. Công tác giao đất, giao rừng gắn với việc thực hiện các chính sách hưởng lợi đã góp phần giúp người dân sống gần rừng cải thiện sinh kế”.

“Hiện nay, xã đã giao đất, giao rừng cho 5 cộng đồng làng quản lý với tổng diện tích 1.265 ha. Công tác giao đất, giao rừng gắn với việc thực hiện các chính sách hưởng lợi đã tác động tích cực đến ý thức bảo vệ rừng, góp phần hạn chế tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp”-Phó Chủ tịch UBND xã Lơ Pang khẳng định.

Còn tại xã Kon Pne (huyện Kbang), việc giao rừng cho 3 cộng đồng làng quản lý đã bước đầu đem lại kết quả khả quan. Hơn 443 ha rừng do cộng đồng quản lý luôn được bảo vệ tốt bởi ý thức của người dân ngày càng được nâng cao.

Ông Ủi cho biết: Hàng ngày, làng phân công người trực tại các điểm chốt cửa rừng. Đồng thời, kịp thời báo cáo UBND xã khi phát hiện hành vi khai thác, vận chuyển gỗ để kịp thời xử lý. Việc tiếp nhận kinh phí dịch vụ môi trường rừng cũng được chúng tôi chi trả đúng theo quy định.

Còn ông Nguyễn Công Linh-Công chức Địa chính-Nông nghiệp xã Kon Pne thì cho biết: Phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng làng, xã Kon Pne đã xây dựng được lực lượng bảo vệ rừng đông hơn và có tổ chức trong quá trình thực hiện. Việc xâm lấn, phá rừng, khai thác lâm sản trái phép giảm hẳn và dần được kiểm soát; trữ lượng gỗ tại các khu rừng cộng đồng quản lý dần tăng.

“Chúng tôi tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, người dân trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Đặc biệt, phát huy vai trò giám sát của người có uy tín, già làng, trưởng thôn trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, đề xuất khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng”-ông Linh chia sẻ.

Theo thống kê, hiện trạng rừng năm 2023 của tỉnh Gia Lai là 649.996 ha, phân bố tại 17 huyện, thị xã, thành phố. Diện tích có rừng của tỉnh hiện đang lớn nhất khu vực Tây Nguyên, đứng thứ 4 so với cả nước với nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú.

Hiện nay, tỉnh đã giao cho 56 cộng đồng dân cư quản lý gần 22 ngàn ha rừng tại các huyện: Đak Đoa, Đức Cơ, Kông Chro, Kbang, Krông Pa, Mang Yang, Phú Thiện và thị xã Ayun Pa.

rung-8-8693.jpg
Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý. Ảnh: T.D

Thời gian qua, tỉnh đã chú trọng huy động, bố trí nguồn lực để thực hiện công tác giao khoán bảo vệ rừng. Trong đó, tỉnh đặc biệt quan tâm triển khai có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số.

Để quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng được giao khoán cho cộng đồng dân cư, các địa phương, đơn vị chủ rừng thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về quyền lợi, nghĩa vụ; thường xuyên hướng dẫn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng có lồng ghép quy định về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng; tuần tra, phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp.

Tuy nhiên, việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng vẫn còn bất cập về tính pháp lý, quyền lợi, quyền sở hữu, trách nhiệm của cộng đồng. Trên thực tế, cộng đồng dân cư thôn, làng không phải là một cấp quản lý hành chính nên chưa đủ tư cách pháp nhân để ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân, vay tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển rừng.

Bên cạnh đó, hầu hết các địa phương trong tỉnh mới chỉ thực hiện việc giao rừng, chưa thực hiện việc giao đất lâm nghiệp đối với đất chưa có rừng. Điều này dẫn đến khó khăn cho quá trình thực hiện các bước tiếp theo của công tác giao rừng, cho thuê rừng và công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Mặc dù công tác tuyên truyền, vận động đã được các đơn vị triển khai thường xuyên nhưng vẫn còn một số cộng đồng chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm quản lý diện tích rừng được giao; một số địa phương, đơn vị chủ rừng chưa làm tốt công tác hướng dẫn cộng đồng nhận khoán trong việc lập kế hoạch, tổ chức triển khai để bảo vệ tốt diện tích rừng được giao khoán.

rung-6-6323.jpg
Việc giao rừng cho 3 cộng đồng làng quản lý trên địa bàn xã Kon Pne (huyện Kbang) bước đầu đem lại kết quả tích cực. Ảnh: T.D

Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng, Phó Chủ tịch UBND xã Lơ Pang cho rằng: Tỉnh cần có những giải pháp để gắn kết quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng với hương ước bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư. Cần tranh thủ sự ủng hộ của già làng, trưởng thôn và người có uy tín trong cộng đồng trong việc tổ chức xây dựng và thực hiện hương ước bảo vệ rừng.

Trao đổi với P.V, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Văn Hoan nhấn mạnh: Theo khoản 6 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017, cộng đồng dân cư lần đầu tiên được công nhận là 1 trong 7 chủ rừng. Đây là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng, hướng tới bảo vệ rừng bền vững. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống, vẫn cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Theo đó, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của người dân đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên hiện có và tham gia phát triển rừng trồng.

Đồng thời, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng nhằm bảo vệ, nâng cao chất lượng rừng trên địa bàn, phấn đấu nâng cao độ che phủ rừng.

Cùng với đó, hướng dẫn, theo dõi, giám sát, hỗ trợ các cộng đồng dân cư, hộ gia đình quản lý, bảo vệ diện tích rừng được giao, khoán phát triển rừng, sản xuất nông-lâm nghiệp kết hợp theo quy định của pháp luật, đảm bảo diện tích rừng sau khi giao sinh trưởng, phát triển tốt.

de-ema-chi-dungg-01-8578.png

Có thể bạn quan tâm

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.

Cô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

E-magazineCô gái Jrai và hành trình lan tỏa ẩm thực truyền thống

(GLO)- Từng hờ hững với những món ăn truyền thống của dân tộc mình nhưng giờ đây, chị Rơ Châm H’Liên (SN 1989; làng Ó, xã Ia Sao, huyện Ia Grai) đã trở thành “sứ giả” của ẩm thực Jrai. Nhiều đoạn video clip ngắn của H'Liên về những món ăn dân dã đang gây sốt trên mạng xã hội với hàng triệu lượt xem.

Dấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

E-magazineDấu ấn “Kỳ nghỉ hồng”

(GLO)- “Kỳ nghỉ hồng” là chiến dịch cao điểm của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khối công chức, viên chức, công nhân và doanh nhân trẻ. Chiến dịch giúp ĐVTN phát huy tinh thần tình nguyện chung tay thực hiện các công trình, phần việc ý nghĩa vì cộng đồng.
9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

E-magazine9X nối nghiệp nghề phở gia truyền

(GLO)-

Từ năm 1964 đến nay, lò phở của gia đình họ Khưu tồn tại cùng những thăng trầm của vùng đất cao nguyên. Nối nghiệp cha ông, 2 anh em 9X Khưu Triều Bảo và Khưu Triều Long cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của hương vị phở truyền thống trong lò phở gia đình

Nguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

E-magazineNguyễn Hữu Hiếu: Gương thanh niên Cảnh sát Giao thông tiêu biểu toàn quốc

(GLO)- Hơn 10 năm khoác trên mình sắc phục CSGT, Đại úy Nguyễn Hữu Hiếu-Phó Đội trưởng Đội CSGT đường bộ số 3, Bí thư Chi Đoàn Phòng CSGT không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, hết lòng phục vụ người dân mà còn có tấm lòng nhân văn cao đẹp, trách nhiệm với cộng đồng.

“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

E-magazine“Tỷ phú chân đất” thời 4.0

(GLO)- Xuất phát điểm là nông dân nghèo khó nhưng với đức tính cần cù cùng với khát vọng làm giàu, vươn lên bằng chính nghị lực của mình, những “tỷ phú chân đất” thời 4.0 ở huyện Chư Păh đang từng bước ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để tạo hướng đi bền vững trong phát triển nông nghiệp.

Thiếu nhi trải nghiệm dịp hè

E-magazineThiếu nhi trải nghiệm dịp hè

(GLO)- Mùa hè năm nay, các tổ chức Đoàn trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp triển khai nhiều chương trình rèn luyện kỹ năng, trại hè di sản, tạo cơ hội để thanh thiếu nhi có thể vui chơi và trải nghiệm những điều mới mẻ. 
Người âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

InfographicNgười âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ

(GLO)- Yêu thích vẻ đẹp hoài cổ của gốm sứ, trân quý tay nghề của những nghệ nhân gốm xưa, nhà sưu tầm Lê Tấn Khoang (xã Adơk, huyện Đak Đoa) đã âm thầm sưu tầm các dòng gốm cổ, đủ để mở một bảo tàng tư nhân về gốm.

Ấm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

E-magazineẤm no theo những vườn cao su - Kỳ cuối: Cây cao su tròn "sứ mệnh" phát triển kinh tế xanh trên Tây Nguyên

(GLO)- Vai trò, vị trí của cây cao su trong việc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn Tây Nguyên là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trong xu thế nền kinh tế xanh, tuần hoàn thì cần có nhiều giải pháp cụ thể để cây cao su phát triển bền vững.

Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ cuối: Phát huy sức mạnh văn hóa gắn kết cộng đồng

(GLO)- Nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã có cách làm hay, sáng tạo, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Thông qua “sợi chỉ đỏ” văn hóa truyền thống, họ đã góp phần thắt chặt khối đoàn kết toàn dân tộc, cùng chung sức xây dựng quê hương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 2: “Ðầu tàu” phát triển kinh tế

(GLO)- Với tinh thần “khởi nghiệp từ làng”, nhiều đảng viên trẻ người dân tộc thiểu số (DTTS) đã vươn lên làm giàu. “Quả ngọt” mà họ gặt hái được từ tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm ấy đã “tiếp lửa” cho các phong trào thi đua phát triển kinh tế ở địa phương.
Ðảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

E-magazineÐảng viên trẻ người dân tộc thiểu số, luồng sinh khí mới từ cơ sở-Kỳ 1: Cống hiến sức trẻ xây dựng quê hương

(GLO)-

Sinh ra và lớn lên tại những ngôi làng Jrai, Bahnar, với tình yêu quê hương cùng tinh thần nhiệt huyết, nhiều đảng viên trẻ đã trở thành cầu nối bền chặt giữa ý Đảng-lòng dân. Họ đang thổi một luồng sinh khí mới vào buôn làng của mình bằng nhiều việc làm mới mẻ, sáng tạo.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 2: Đẩy mạnh phát triển kinh tế tuần hoàn

(GLO)- Với việc quản lý, tái tạo theo vòng khép kín nhằm tái sử dụng chất thải trong sản xuất, hạn chế xả thải ra môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều doanh nghiệp đang từng bước chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tuần hoàn để phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

E-magazineDoanh nghiệp tiên phong chuyển đổi xanh-Kỳ 1: Sản xuất bền vững gắn với bảo vệ môi trường

(GLO)- Chuyển đổi xanh là việc chuyển từ các hoạt động sử dụng nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm sang các giải pháp thay thế bền vững và thân thiện với môi trường. Tại Gia Lai, nhiều doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong về chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi số.