Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Nhiều năm gắn bó với nghề nuôi cá nước ngọt trong lòng hồ thủy lợi Ia Năng, gia đình ông Phạm Mẫn (tổ 4, thị trấn Ia Kha) có nguồn thu nhập khá. Ông Mẫn cho biết: Năm 2017, ông bắt đầu nuôi cá lồng bè trong lòng hồ thủy lợi Ia Năng.

“Với quy mô như hiện nay, mỗi năm, tôi thu được khoảng 4-5 tấn cá. Hiện nay, giá cá diêu hồng dao động trong khoảng 38-42 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi hơn 40 triệu đồng”-ông Mẫn nói.

Hiện nay, các hộ nuôi cá tại xã Ia Tô đã tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên để giảm chi phí. Ông Phạm Ngọc Thọ (thôn 6, xã Ia Tô) cho hay: Gia đình ông có ao nuôi cá rộng gần 1 ha. Mỗi năm, ông thả 2-3 tấn cá giống các loại để phục vụ khách đến câu dịch vụ và nấu ăn tại chỗ.

“Để giảm chi phí và tăng chất lượng thịt cá, tôi chú trọng sử dụng thức ăn từ tự nhiên cho cá. Theo đó, tôi không sử dụng cám mà cắt cỏ và mua bắp cho cá ăn để chất lượng thịt thơm, dai. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm, gia đình lãi khoảng 50 triệu đồng”-ông Thọ chia sẻ.

viec-chi-cuc-chan-nuoi-va-thu-y-tinh-phoi-hop-voi-don-vi-du-chuc-nang-lay-mau-nuoc-quan-trac-tai-cac-long-ho-thuy-dien-thuy-loi-va-ao-nuoi-cung-giup-nguoi-dan-ia-grai-nam-bat-dat-luong-nguon-nuoc-de-dau.jpg
Việc Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với đơn vị đủ chức năng lấy mẫu nước quan trắc tại các lòng hồ thủy điện, thủy lợi và ao nuôi cũng giúp người dân Ia Grai nắm bắt đất lượng nguồn nước để đầu tư nuôi cá. Ảnh: N.H

Tận dụng nguồn nước từ hồ thủy lợi Ia Châm, ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô) đã đào ao rồi dẫn nước vào nuôi cá trắm để tăng thêm thu nhập. Với diện tích hơn 1 sào, mỗi năm, ông thả khoảng 13 kg cá trắm giống. Khi cá còn nhỏ, ông cho ăn một ít cám. Khi cá từ tháng thứ 3 trở lên, ông cắt nhỏ chuối cây và cắt thêm cỏ để làm thức ăn cho cá.

“Với cách nuôi này, chi phí đầu tư không đáng kể. Mỗi năm, gia đình tôi thu được hơn 3 tạ cá, bán với giá 90-95 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, tôi lãi khoảng 25 triệu đồng”-ông Đại cho hay.

ong-dai-dang-chi-tay-ve-mat-ao-cung-nguoi-dan-tham-quan-mo-hinh-nuoi-ca-cua-gia-dinh.jpg
Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Trao đổi với P.V, ông Phan Đình Thắm-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai-thông tin: Với hệ thống hồ thủy điện, thủy lợi và sông suối, Ia Grai có nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi cá nước ngọt. Qua kết quả quan trắc nước mặt của ngành chức năng cho thấy: Chất lượng nguồn nước mặt tại các khu vực này đảm bảo an toàn cho việc nuôi trồng thủy sản.

Thời gian qua, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá để cải thiện thu nhập. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong việc nuôi trồng thủy sản, huyện đã khuyến cáo người dân đưa các giống thủy sản phù hợp, có năng suất, sản lượng cao vào nuôi; hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay và tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng.

Đến nay, diện tích nuôi trồng và khai thác thủy sản trên địa bàn huyện đạt gần 430 ha, trong đó, diện tích khai thác tự nhiên 382 ha; diện tích ao và lồng nuôi là 47,7 ha. Các loại thủy sản được nuôi chủ yếu là cá lăng, rô phi, cá mè, trắm… Năm 2024, tổng sản lượng cá khai thác tự nhiên và từ lồng nuôi trên địa bàn huyện đạt hơn 300 tấn.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

Thu nhập khá nhờ trồng ổi Ruby

(GLO)- Sau gần 6 năm chuyển đổi từ trồng rau màu sang trồng ổi Ruby, gia đình chị Nguyễn Thị Yến (làng Jro Ktu Đak Yang, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã có thu nhập ổn định. Với việc áp dụng kỹ thuật canh tác theo hướng hữu cơ, sản phẩm ổi của chị cũng đã được chứng nhận đạt OCOP 3 sao.

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.